Sụn chêm là một trong những bộ phận cấu tạo quan trọng của khớp gối và rất dễ bị tổn thương. Chấn thương sụn chêm khá phổ biến và thường gây tổn thương một hoặc cả hai sụn chêm
Những lưu ý từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn về chấn thương sụn chêm
Chúng ta hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về chấn thương sụn chêm qua bài viết dưới đây!
THÔNG TIN CHUNG VỀ CHẤN THƯƠNG SỤN CHÊM
Nguyên nhân
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, chấn thương sụn chêm xảy ra tùy thuộc vào độ tuổi, cụ thể:
- Ở người trẻ: chấn thương thường xảy ra đột ngột trong trạng thái gối gấp đồng thời chân bị vặn xoắn, thường gặp chấn thương trong thể thao, tai nạn giao thông.
- Ở người lớn tuổi: thường do thoái hóa. Bệnh nhân đứng lên đột ngột khi đang ngồi trong tư thế bất lợi cũng có thể gây chấn thương sụn chêm kèm theo bong và mòn sụn khớp.
Triệu chứng
Khi vừa mới gặp phải chấn thương, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường. Cơn đau bắt đầu sau 2 - 3 ngày, đầu gối sưng dần và vận động khó khăn, cảm giác mất linh hoạt gối.
- Có tiếng “nổ” khi sụn chêm bị rách.
- Đầu gối đau và sưng.
- Khớp gối bị kẹt.
- Khi vận động cảm giác có tiếng lục cục trong khớp.
- Gặp khó khăn trong đi lại, vận động.
- Khó co duỗi khớp gối.
- Cảm thấy đau nhức khi ấn vào khe khớp gối.
Tuy nhiên các triệu chứng chấn thương sụn chêm có thể khác nhau phụ thuộc vào mức độ chấn thương và độ tuổi người bệnh.
Với các sụn chêm chấn thương nhẹ có cảm giác đau nhẹ và sưng khớp gối, thường kéo dài 2-3 tuần.
Trường hợp chấn thương vừa phải có thể gây đau ở khe khớp hoặc trung tâm khớp gối. Có thể sưng sau 2-3 ngày dẫn đến cứng hoặc giới hạn vận động khớp gối khi gấp khớp gối. Cơn đau có thể kéo dài nếu không được điều trị kịp thời.
Trường hợp nặng miếng rách sụn chêm có thể di chuyển vào trong khe khớp gây kẹt khớp, khóa khớp làm cho bệnh nhân không thể duỗi thẳng khớp gối được. Có thể sưng hoặc cứng khớp sau chấn thương 2-3 ngày.
Ở những bệnh nhân lớn tuổi, có thể chỉ cảm giác đau khớp gối khi ngồi xổm hoặc khi gối vặn xoắn với những triệu chứng đau và sưng nhẹ khớp gối.
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỤN CHÊM
Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, phương pháp điều trị chấn thương sụn chêm được lựa chọn dựa vào hình thái, vị trí và kích thước của tổn thương.
- Chấn thương ở vị trí 1/3 ngoài: Do được cấp máu tốt nên dễ liền, vết rách nhỏ tự liền, vết rách lớn cần khâu bảo tồn qua nội soi, ví dụ rách dọc vị trí 1/3 ngoài.
- Chấn thương ở vị trí 2/3 trong: Rất khó liền do cấp máu kém, đặc biệt nếu rách 1/3 trong không liền, thường phải cắt bỏ phần rách qua nội soi.
Ngoài ra điều trị tổn thương sụn chêm còn dựa trên các yếu tố như độ tuổi, mức độ hoạt động của bệnh nhân.
Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật)
Trong trường hợp vết rách nhỏ ở ngoại vi, khám lâm sàng không đau, gối còn vững thì không cần phẫu thuật. Điều trị sau chấn thương bằng cách chườm đá, băng gối, hạn chế vận động, nghỉ ngơi, bất động, đồng thời dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như celebrex, mobic, ... và thuốc giảm phù nề.
Phẫu thuật
- Cắt toàn bộ sụn chêm: Sụn chêm được cắt hoàn toàn đến tận bao khớp qua nội soi. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay ít dùng.
- Cắt một phần sụn chêm: Tiến hành nội soi cắt bỏ phần sụn chêm bị tổn thương. Chỉ định trong trường hợp rách sụn chêm vùng vô mạch.
- Khâu sụn chêm qua nội soi: Khi vị trí rách vùng giàu mạch máu nơi tiếp giáp với bao khớp loại rách dọc dài khoảng 2cm và không quá 8 tuần.
- Phục hồi chức năng sau mổ: Chân được bất động bằng nẹp trong thời gian 3 tuần. Nếu khâu sụn chêm thì thời gian bất động sẽ lâu hơn để giúp liền sụn. Đồng thời tập vận động để lấy lại biên độ khớp và chống teo cơ.
Điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Ngoài biện pháp dùng thuốc hay phẫu thuật, bệnh nhân bị chấn thương sụn chêm hiện còn có một lựa chọn điều trị bệnh khác là sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là thành phẩm thu được từ máu tự thân của người bệnh với hàm lượng tiểu cầu cao và các yếu tố phân tử sinh học gấp nhiều lần so với mức bình thường.
Tiểu cầu giúp làm tăng tốc độ phục hồi tại chỗ của mô tế bào, giúp làm lành nhanh chóng vùng tổn thương trên cơ thể. Do đó áp dụng điều trị bằng phương pháp PRP giúp tái tạo các tổ chức tổn thương một cách nhanh chóng, an toàn, ít gây đau đớn.
Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu là biện pháp điều trị chấn thương sụn chêm an toàn vì lấy máu của người bệnh nên không có khả năng bị lây nhiễm bệnh, dị ứng hay không tương thích với bất kỳ thành phần nào trong PRP. Kết quả áp dụng phương pháp này giúp bệnh nhân chấm dứt cơn đau nhanh chóng với tỉ lệ 80-90%.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đài tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG SỤN CHÊM
Để phòng ngừa những chấn thương do sụn chêm gây ra, bạn cần:
- Thực hiện các động tác trong lao động và sinh hoạt đúng tư thế.
- Tránh vận động xoay, chuyển hướng đột ngột.
- Tuân thủ điều trị và phục hồi chức năng khi bị các chấn thương khác tại khớp gối để tránh chấn thương sụn chêm.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tăng cường sự dẻo dai của khớp gối.
Trên đây là những thông tin về “chấn thương sụn chêm” được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.