Gãy xương mác là tình trạng xương mác mất tính liên tục do áp lực tác động lên xương vượt quá giới hạn. Rạn xương mác xảy ra khi áp lực tác động lên xương không quá lớn
Vị trí xương mác
Chúng ta cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu gãy xương mác qua bài viết dưới đây!
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG KHI BỊ GÃY XƯƠNG MÁC
Theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn: Xương mác là một xương dài, nhỏ ở vùng cẳng chân, nằm phía ngoài và song song với xương chày. Xương mác kết hợp với xương chày giúp hỗ trợ cẳng chân, ổn định phần mắt cá chân và khớp gối
Nguyên nhân dẫn tới gãy xương mác
Nguyên nhân dẫn đến gãy xương mác có khá nhiều, thường xảy ra khi áp lực tác động lên xương vượt quá khả năng chịu lực. Nguyên nhân gây gãy xương mác tùy thuộc vào cơ chế gãy xương.
Gãy xương trực tiếp xảy ra khi vị trí tác động của lực chấn thương chính là vị trí gãy xương, thường gặp trong các trường hợp va chạm mạnh như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên. Thường gặp trường hợp gãy ngang, có thể kết hợp với gãy nhiều mảnh.
Gãy xương gián tiếp thường do té ngã từ trên cao hoặc một số môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết, phải thực hiện các động tác vặn xoắn, xoay chân là nguyên nhân gây gãy xương mác thường gặp.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường gặp khi bị gãy xương mác được kể đến là:
- Đau: Sau khi chấn thương bệnh nhân thường thấy đau nhói tại vị trí gãy, đây là một triệu chứng gợi ý gãy xương.
- Bầm tím da sau chấn thương, kèm theo sưng nề vùng xương bị gãy.
- Mất cơ năng: Chân bị gãy không vận động được.
- Biến dạng: Cẳng chân cong vẹo, nhìn thấy đầu gãy dưới da. Cẳng chân bên gãy thường ngắn hơn bên lành hoặc lệch trục.
- Tê vùng da nếu có tổn thương thần kinh.
- Đau các xương và khớp có liên quan như xương chày, mắt cá ngoài.
BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN GÃY XƯƠNG MÁC
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán xác định gãy xương, bao gồm:
- X-quang xương cẳng chân: Đánh giá tính chất xương gãy, đường gãy, độ di lệch và các tổn thương khớp kèm theo cũng như các biến chứng như chậm liền xương và khớp giả.
- MRI cẳng chân: Đánh giá tổn thương phần mềm và các khớp liên quan một cách chi tiết hơn.
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG MÁC
Mục tiêu điều trị gãy xương mác là cố định tốt xương gãy, phục hồi giải phẫu và chức năng của xương, điều trị triệu chứng đau, ngăn ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng. Thời gian liền xương mác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Mức độ tổn thương của xương và các tổ chức.
- Đặc điểm xương gãy.
- Tuổi của bệnh nhân.
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày.
- Mức độ tuân thủ chỉ định của bác sĩ
- Các phương pháp được lựa chọn điều trị.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị gãy xương mác tùy thuộc vào kiểu gãy và mức độ chấn thương. Các phương pháp điều trị chính:
Điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tồn là phương pháp điều trị không cần bó bột, thường áp dụng trong các trường hợp gãy xương kín ít di lệch hoặc không di lệch, đường gãy đơn giản.
Bó bột
Bó bột từ 1/3 trên đùi tới bàn chân. Thường rạch dọc bột bó cẳng chân để tránh biến chứng chèn ép khoang. Theo dõi sát trong 24-48 giờ đầu, giữ bột khoảng 8-10 tuần.
Nắn chỉnh bằng khung Bohler rồi tiến hành bó bột
Trong các trường hợp gãy kín có di lệch, nắn chỉnh bằng tay thường không mang lại kết quả tốt. Vì vậy bệnh nhân cần được nắn trên khung nắn của Bohler.
Các bệnh nhân gãy xương mác được điều trị bảo tồn có thể kết hợp mang nẹp xương mác để tăng độ vững cho việc cố định xương gãy. Chân gãy trong thời gian bó bột không chịu được trọng lực như chân lành do đó bệnh nhân cần sử dụng nạng hỗ trợ di chuyển.
Điều trị phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định điều trị gãy xương mác trong các trường hợp:
- Gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh.
- Có biến chứng chèn ép khoang.
- Gãy xương hở.
- Gãy xương kín nhưng điều trị bảo tồn thất bại như di lệch thứ phát hoặc bị chậm liền xương, có khớp giả.
Phẫu thuật kết hợp xương thường sử dụng các phương tiện như đinh nội tủy, nẹp vít và khung cố định ngoài. Mỗi phương tiện kết hợp xương có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, có thể được sử dụng phối hợp với nhau.
Tập phục hồi chức năng
Bệnh nhân được hướng dẫn tập luyện một số bài tập phục hồi chức năng trong và sau thời gian điều trị. Các bài tập thường được thay đổi dần từ bài tập thụ động, chủ động và tập với dụng cụ với mức độ tăng dần.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược chuyên nghiệp
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA GÃY XƯƠNG MÁC
Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, để phòng tránh chấn thương gãy xương mác cần lưu ý:
- Mang đồ bảo hộ phù hợp khi lao động hoặc chơi thể thao.
- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong thi đấu thể thao.
- Lái xe an toàn hạn chế khả năng gặp phải tai nạn giao thông.
Đối với các bệnh nhân bị gãy xương mác, cần lưu ý thực hiện các biện pháp sau giúp phục hồi, đẩy nhanh quá trình liền xương:
- Nằm nghỉ ngơi và hạn chế vận động chân gãy.
- Nâng chân bó bột lên cao.
- Không dùng chân gãy làm trụ, tốt nhất nên sử dụng nạng khi di chuyển.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất.
- Không uống rượu và hút thuốc lá.
Trên đây là những thông tin về tình trạng gãy xương mác được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.