Những lưu ý về hội chứng Sjogren từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Những lưu ý về hội chứng Sjogren từ B.s Trường Dược Sài GònHội chứng Sjogren là bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể. Nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Hội chứng Sjogren là bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể. Nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Những lưu ý về hội chứng Sjogren từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Hội chứng Sjogren

Chúng ta hãy cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu hội chứng Sjogren trong bài viết dưới đây!

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU HỨNG CỦA HỘI CHỨNG SJOGREN

Nguyên nhân

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết hội chứng Sjogren xảy ra bởi sự tự tấn công của hệ miễn dịch. Các tuyến ngoại tiết như tuyến lệ, tuyến nước bọt bị suy giảm chức năng do chính cơ thể bệnh nhân nhận diện như một thành phần lạ, có hại nên kích thích hệ miễn dịch tấn công.

Tuy nhiên nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được nghiên cứu rõ. Một số tác giả cho rằng các yếu tố di truyền và tác nhân từ môi trường bên ngoài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Tuyến lệ và tuyến nước bọt là hai cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất trong hội chứng Sjogren nên khô mắt, khô miệng là hai triệu chứng phổ biến nhất trên lâm sàng.

  • Khô mắt: Tuyến lệ bị thâm nhiễm tế bào lympho và tương bào nên giảm tiết nước bọt dẫn đến viêm kết giác mạc khô, đỏ mắt, viêm mí mắt. Bệnh nhân thường cảm thấy ngứa, nóng rát hai mắt, có cảm giác cộm và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Trong trường hợp nặng hơn, có thể gặp biến chứng loét mắt.
  • Khô miệng: Sự thâm nhiễm của tế bào lympho và tương bào cũng xảy ra đối với tuyến nước bọt. Bệnh nhân mắc hội chứng Sjogren giảm tiết nước bọt nên dễ bị hôi miệng, khó nói, khó nhai và nuốt, giảm hoặc mất vị giác. Tình trạng viêm nhiễm nướu hay sâu răng cũng dễ xảy ra hơn.

Mũi, họng, thanh phế quản, da và âm đạo cũng có thể phải trải qua tình trạng khô niêm mạc tương tự như mắt và môi.

Một số triệu chứng khác cũng có thể bắt gặp trong hội chứng Sjogren bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Giảm thị lực
  • Đau nhiều khớp
  • Sưng viêm tuyến mang tai, hạch
  • Đau dạ dày
  • Sốt, phát ban
  • Viêm mạch máu
  • Viêm tụy
  • Viêm màng phổi
  • Suy thận, viêm thận kẽ, tổn thương cầu thận

Đối tượng nguy cơ

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc phải hội chứng Sjogren, nhưng những người có các đặc điểm kể sau có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác:

  • Là nữ giới, từ 40 tuổi trở lên.
  • Có cơ địa mắc các bệnh lý tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, viêm gan ứ mật tiên phát, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm động mạch và xơ phổi kẽ, …
  • Có người thân trong gia đình mắc phải hội chứng Sjogren, nhất là bố mẹ và anh chị em ruột.

CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG SJOGREN

Dựa trên sự phối hợp giữa khai thác tiền sử bản thân và gia đình, cũng như các yếu tố nguy cơ, thăm khám lâm sàng để phát hiện triệu chứng điển hình là khô mắt khô miệng, hoặc triệu chứng của các bệnh lý kèm theo khác.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Công thức máu.
  • Chức năng gan thận.
  • Xét nghiệm phát hiện kháng thể Sjogren.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA dương tính, tự kháng thể anti-60 kd và anti-La dương tính.
  • Test Schirmer để định lượng nước mắt, đánh giá tình trạng khô mắt của người bệnh.
  • Sinh thiết môi làm giải phẫu bệnh phát hiện hình ảnh thâm nhiễm tế bào lympho.

Những lưu ý về hội chứng Sjogren từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SJOGREN

Mục tiêu điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng cho bệnh nhân, không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn được.

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, một số loại thuốc có thể được chỉ định trong điều trị nhằm giảm viêm mắt, khô mắt, tăng tiết nước bọt, giảm đau khớp hay ức chế hệ miễn dịch.

  • Thuốc điều trị khô mắt: Nước mắt nhân tạo, thuốc tăng tiết nước mắt (pilocarpin) là hai nhóm thuốc chính được lựa chọn trong các thể nhẹ và trung bình. Đối với các trường hợp nghiêm trọng khi xuất hiện các biến chứng kèm theo như loét giác mạc, viêm mí mắt cần sử dụng phối hợp thêm các loại thuốc kháng sinh, thuốc mỡ sản khoa hay huyết thanh tự thân.
  • Thuốc điều trị khô miệng: Pilocarpin cũng có tác dụng tăng tiết nước bọt
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Giúp làm chậm diễn tiến và giám mức độ nặng của bệnh, một số thuốc được sử dụng là hydroxychloroquin, corticoid, methotrexat.
  • Các thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống viêm không steroid giúp làm giảm các triệu chứng đau, sưng nề.

Thay đổi lối sống

Một số phương pháp thay đổi liên quan đến chế độ sinh hoạt hằng ngày, thói quen chăm sóc cơ thể cũng có thể góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh và dự phòng các biến chứng nặng nề hơn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop