Những lưu ý về rối loạn phản ứng gắn bó ở trẻ phụ huynh cần biết

Những lưu ý về rối loạn phản ứng gắn bó ở trẻ phụ huynh cần biếtRối loạn phản ứng gắn bó là tình trạng trẻ không hình thành mối quan hệ với gia đình theo hướng tích cực. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra hậu quả kéo dài suốt đời

Rối loạn phản ứng gắn bó là tình trạng trẻ không hình thành mối quan hệ với gia đình theo hướng tích cực. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra hậu quả kéo dài suốt đời

Những lưu ý về rối loạn phản ứng gắn bó ở trẻ phụ huynh cần biết

Những lưu ý về rối loạn phản ứng gắn bó ở trẻ phụ huynh cần biết

Hãy theo dõi bài viết này và cùng tìm hiểu những lưu ý về rối loạn phản ứng gắn bó ở trẻ từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.

RỐI LOẠN PHẢN ỨNG GẮN BÓ LÀ BỆNH GÌ?

Rối loạn phản ứng gắn bó (tên tiếng Anh là Reactive Attachment Disorder) là một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ không hình thành các mối quan hệ gia đình theo hướng tích cực. Rối loạn phản ứng gắn bó có thể phát triển khi mà nhu cầu thiết yếu về sự thoải mái, sự thấu hiểu, sự dưỡng dục không đủ đáp ứng và sự yêu thương, quan tâm vì thế các mối quan hệ ổn định với mọi người không được hình thành.

Khi được điều trị, trẻ em mắc phải rối loại phản ứng gắn bó sẽ tạo nên các mối quan hệ ổn định và lành mạnh với người giám hộ hoặc cha mẹ. Điều trị bao gồm liệu pháp tâm lý, giáo dục, tương tác tích cực giữa những người trong gia đình và tạo nên môi trường ổn định, có sự yêu thương.

NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH RỐI LOẠN PHẢN ỨNG GẮN BÓ

Nguyên nhân gây bệnh

Để cảm thấy an toàn và hình thành sự tin tưởng, trẻ nhỏ cần môi trường ổn định và quan tâm. Như cơ bản về cảm xúc và thể chất cần được liên tục đáp ứng. Khi một đứa trẻ khóc, chúng cần được ăn hay thay tã với sự chia sẻ, đồng cảm từ cha mẹ như tương tác bằng mắt, cười và vuốt ve.

Một đứa trẻ không được đáp ứng nhu cầu với sự đồng cảm thấu hiểu từ người chăm sóc sẽ có xu hướng không cần sự quan tâm hoặc không thể hình thành mối quan hệ ổn định với người trong gia đình.

Không có nguyên nhân rõ ràng trẻ nhỏ mắc rối loạn phản ứng gắn bó trong khi một số người khác không mắc. Có rất nhiều giả thuyết về rối loạn phản ứng gắn bó, các nghiên cứu này hiện vẫn đang được tiến hành ở các nước.

Yếu tố nguy cơ

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nguy cơ phát triển bệnh từ sự thờ ơ của xã hội hoặc không tạo điều kiện để phát triển các mối quan hệ gắn bó có thể tăng cao ở trẻ em có các yếu tố sau:

  • Sống trong nhà nuôi dạy trẻ mồ côi
  • Thường xuyên thay đổi môi trường sống hoặc người chăm sóc
  • Cha mẹ mắc rối loạn tâm lý trầm trọng, có hành vi phạm tội, nghiện rượu
  • Chia cắt với gia đình trong thời gian dài (do nằm viện)

TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH RỐI LOẠN PHẢN ỨNG GẮN BÓ

Triệu chứng của bệnh

Rối loạn phản ứng gắn bó có thể xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh. Có rất ít nghiên cứu trên các triệu chứng của bệnh này trên trẻ nhỏ và vẫn còn chưa rõ ràng về sự xuất hiện của bệnh ở trẻ lớn hơn 5 tuổi.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Lo sợ, buồn bã không rõ nguyên nhân hay dễ kích thích
  • Dáng vẻ buồn bã, bơ phờ
  • Không cần sự thoải mái hoặc không có cảm giác thoải mái
  • Không thể cười
  • Quan sát người khác kỹ nhưng không tương tác
  • Không thể kêu gọi giúp đỡ
  • Không có hứng thú chơi các trò chơi tương tác
  • Mất khả năng đáp trả bằng hành động

Biến chứng và tác hại

Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn phản ứng gắn bó có thể kéo dài trong nhiều năm và gây ra hậu quả suốt đời.

Một số nghiên cứu cho rằng trẻ em và trẻ vị thành niên mắc rối loạn phản ứng gắn bó có thể trở nên tàn nhẫn, không cảm xúc, dấn đến những hành vi xấu đối với người xung quanh và động vật.

Những lưu ý về rối loạn phản ứng gắn bó ở trẻ phụ huynh cần biết

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn uy tín

GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN PHẢN ỨNG GẮN BÓ

Trẻ em mắc rối loạn phản ứng gắn bó có khả năng hình thành các mối quan hệ gắn bó nhưng bị cản trở bởi các hành vi trong thời gian sống.

Đa số các trẻ em đều năng động, sôi nổi, ngay cả khi ít được quan tâm hay sống trong trại mồ côi hay phải thay đổi người chăm sóc liên tục. Can thiệp điều trị sớm để có thể cải thiện hậu quả.

Không có tiêu chuẩn điều trị nào cho rối loạn phản ứng gắn bó, mục tiêu điều trị là yêu cầu sự hợp của trẻ và người chăm sóc. Mục tiêu điều trị hướng đến:

  • Có cuộc sống an toàn và ổn định
  • Phát triển tương tác tích cực và các mối quan hệ với cha mẹ, người thân

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, phương thức điều trị gồm:

  • Khuyến khích sự phát triển của trẻ bằng sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ
  • Hạn chế thay đổi người chăm sóc nhằm tăng sự gắn giữa người chăm sóc và trẻ
  • Tạo môi trường tích cực, kích thích tương tác với trẻ
  • Cung cấp nhu cầu về y tế, nơi ở, sự an toàn

Một số phương thức khác cũng có khả năng ảnh hưởng tốt đến trẻ như:

  • Tham vấn tâm lý cá nhân và gia đình
  • Giáo dục cho người chăm sóc về bệnh
  • Các lớp học về kỹ năng làm cha mẹ

Trên đây là những chia sẻ về rối loạn phản ứng gắn bó ở trẻ mà các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ cụ thể đến bạn đọc


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop