Những lưu ý về tình trạng dị ứng sưng phù mặt từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Những lưu ý về tình trạng dị ứng sưng phù mặt từ B.s Trường Dược Sài GònDị ứng sưng phù mặt hình thành do sự tích tụ độc tố, chất lỏng trong cơ thể quá nhiều. Bởi vậy nếu đột nhiên mặt bạn bị sưng phù thì đừng lơ là, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm

Dị ứng sưng phù mặt hình thành do sự tích tụ độc tố, chất lỏng trong cơ thể quá nhiều. Bởi vậy nếu đột nhiên mặt bạn bị sưng phù thì đừng lơ là, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm

Những lưu ý về tình trạng dị ứng sưng phù mặt từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Dị ứng sưng phù mặt

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về dị ứng sưng phù mặt qua bài viết sau đây!

NGUYÊN NHÂN GÂY DỊ ỨNG SƯNG PHÙ MẶT

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, dị ứng sưng phù mặt hình thành do sự tích tụ độc tố, chất lỏng trong cơ thể quá nhiều. Đôi khi rất khó xác định một người có bị dị ứng sưng phù mặt hay không vì nhìn bằng mắt thường rất khó xác định được.

Vùng da bị sưng phù sẽ nhạt màu, ấn vào sẽ bị lõm xuống. Các dấu hiệu kèm theo tình trạng này thường là lượng nước tiểu ít đi, khó thở. Đặc biệt là cân nặng tăng hằng ngày từ 1-2 kg.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do: sốc phản vệ; tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hooc môn; hấp thụ quá nhiều cortisol- một loại hooc môn chống căng thẳng; viêm kết mạc, viêm xoang, viêm mô tế bào; quai bị; phù mạch; có thai; chấn thương; nhiễm trùng hoặc khối u gây nên.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng dị ứng sưng phù mặt còn là dấu hiệu cảnh báo những bất thường trong cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều muối 1 ngày (quá 5gr) sẽ khiến cơ thể tích tụ chất lỏng, gây tình trạng sưng phù. Ngủ sai tư thế và giấc ngủ không thoải mái khiến máu lưu thông kém cũng gây nên tình trạng sưng phù mặt.

Nếu tình trạng sưng phù mặt đi kèm với sự xuất hiện các nốt mụn đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhiều ngày thì tốt nhất bạn nên đi khám vì có thể bạn đang mắc bệnh dị ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cẩn thận với các bệnh về thận khi mặt đột nhiên bị dị ứng sưng phù, nhiều ngày không khỏi và hay đi tiểu nhiều.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỘI CHỨNG CUSHING VÀ DỊ ỨNG SƯNG PHÙ MẶT

Hội chứng Cushing được biết đến với biểu hiện sưng phù nề mặt và chân tay yếu ớt.

Thêm vào đó, da người bệnh mỏng, dễ đỏ ửng và mụn nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hội chứng Cushing là do lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm có nguồn gốc từ corticoid. Những thuốc điển hình có nguồn gốc từ corticoid là Dexa, thuốc tàu, cao đơn hoàn tán, thuốc tể…

Hậu quả của hội chứng này, ngoài việc khiến cho mặt người bệnh sưng phù nề, mất tự tin trong giao tiếp còn khiến họ bị mệt mỏi kéo dài, tăng huyết áp (thậm chí gây đái tháo đường), viêm loét dạ dày, loãng xương và yếu cơ…

Đa phần người mắc hội chứng Cushing có thể được chữa khỏi nếu điều trị sớm và kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cách chữa hội chứng này là phục hồi chức năng của tuyến thượng thận. Tuy nhiên thời gian phục hồi có thể mất vài tháng đến vài năm tùy vào thời gian dùng thuốc có chứa corticoid trước đó của bệnh nhân.

Do đó, khi thấy mình bị dị ứng sưng phù mặt kéo dài nhiều ngày không khỏi, bạn nên kiểm tra lại việc sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau mình đã dùng trong thời gian qua để biết mình có đang mắc phải hội chứng Cushing hay không. Đừng lơ là với việc bị sưng phù mặt, đó là dấu hiệu ban đầu cảnh báo những bất ổn trong cơ thể, thậm chí là bệnh nguy hiểm mà bạn không ngờ tới nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày.

Những lưu ý về tình trạng dị ứng sưng phù mặt từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊ ỨNG SƯNG PHÙ MẶT

Theo lời khuyên từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, nếu nguyên nhân gây sưng phù mặt xuất phát từ thói quen sinh hoạt không khoa học thì bạn nên hạn chế dùng thức ăn nhiều muối. Khi ngủ hãy nằm với gối cao và điều chỉnh đầu giường cao hơn đuôi giường để đảm bảo lưu thông máu tốt nhất. Cùng với đó, bạn có thể chườm đá và tránh xa những thứ nóng để cải thiện tình trạng sưng phù.

Một số trường hợp bị dị ứng dẫn đến sưng phù mặt được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu. Thuốc sẽ giúp cơ thể loại bỏ những chất lỏng dư thừa. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh histamin để giảm đau và sưng. Nếu không thấy đỡ hơn sau vài ngày, hãy ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc giảm đau cũng nên cân nhắc kỹ. Bạn không nên uống các loại thuốc giảm đau không kê toa như aspirin hay steroid. Những loại thuốc này làm mất khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể, làm cho tình trạng sưng trở nên nặng và kéo dài.

Khi mặt bị dị ứng sưng phù nhưng không bị ngứa hay nổi mẩn đỏ, bạn có thể dùng nước trộn rau mùi tây với sữa chua và thoa lên mặt. Bên cạnh đó, gừng hay bột nghệ cũng có tác dụng giảm dị ứng sưng phù ở mặt.

Bạn đừng nhầm lẫn rằng mặt bị sưng phù là do tích tụ nước. Thực tế, đây là những chất độc hại tích tụ trong các mô. Do đó, bạn không cần hạn chế uống nước. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nếu mặt bị sưng phù từ từ và không đi kèm với các triệu chứng khác, bạn có thể chữa tại nhà bằng các phương pháp trên. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày không khỏi và đi kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy và nhiều bất ổn khác trong cơ thể thì tốt nhất là bạn nên liên lạc với bác sĩ. Có thể bạn đang gặp rắc rối về sức khỏe và tình trạng dị ứng sưng phù mặt là dấu hiệu cảnh báo bạn điều đó.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop