Những nguyên tắc sử dụng thuốc mà Điều dưỡng viên phải nhớ

Những nguyên tắc sử dụng thuốc mà Điều dưỡng viên phải nhớViệc cho người bệnh dùng thuốc đúng là một phần thành công trong công tác điều trị. Vì vậy khi thực hiện y lệnh, Điều dưỡng viên phải nhận thức rõ trách nhiệm và phải chú ý các điểm cần lưu ý để tránh sự nhầm lẫn có thể gây ra những hậu quả tai hại.

Việc cho người bệnh dùng thuốc đúng là một phần thành công trong công tác điều trị. Vì vậy khi thực hiện y lệnh, Điều dưỡng viên phải nhận thức rõ trách nhiệm và phải chú ý các điểm cần lưu ý để tránh sự nhầm lẫn có thể gây ra những hậu quả tai hại.

nhung-nguyen-tac-su-dung-thuoc-ma-dieu-duong-vien-phai-nho

Khi thực hiện y lệnh, Điều dưỡng viên phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, thuốc vào cơ thể nời bệnh qua nhiều đường: uống, tiêm, ngoài da, niêm mạc, nhét hậu môn… với bất kỳ đường dùng nào nếu thực hiện đúng thì cũng sẽ đem lại sự an toàn và hiệu quả cao.

13 nguyên tắc sử dụng thuốc với người Điều dưỡng

Dưới đây chuyên gia Trường Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ 13 nguyên tắc sử dụng thuốc đúng mà mọi Điều dưỡng viên khi thực hiện Y lệnh cần phải lắm rõ,cụ thể:

1. Người Điều dưỡng có trách nhiệm trực tiếp khi sử dụng thuốc trên người bệnh. Hãy hỏi và yêu cầu được giải đáp điều bạn không hiểu rõ, không đọc được hay thấy không chính xác với người ra y lệnh hay người kê đơn.

2. Cần có kiến thức về thuốc mà bạn đang cho người bệnh dùng, nếu chưa biết hãy tìm kiếm thông tin. Kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn trở thành người Điều dưỡng giỏi.

3. Chỉ sử dụng những thuốc có nhãn rõ ràng.

4. Không dùng các thuốc dạng dung dịch bị biến màu, vẩn đục hay có kết tủa; các thuốc viên bị nứt vỡ, có đốm, phải quan sát thuốc trước khi dùng.

5. Tính liều chính xác khi phải chia liều (Insulin, thuốc chống đông máu, thuốc cho em bé…)

6. Biết rõ tiền sử của người bệnh, hỏi tên, số giường, số ngày dùng thuốc, lần dùng thuốc thứ mấy trong ngày…, nói chung phải cố gắng trao đổi với người bệnh trước khi dùng thuốc.

7. Không để thuốc trên giường bệnh, trên tủ đầu giường mà nên trao trực tiếp cho người bệnh dùng. Các thuốc tiêm phải được dùng ngay sau khi pha thuốc.

8. Khi một thuốc bị quên hay bỏ sót chưa dùng cần phải báo cáo với bác sỹ.

9. Theo dõi người bệnh sau khi dùng thuốc, nếu bệnh nhân bị nôn hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (tác dụng phụ, dị ứng, dấu hiệu sốc phản vệ,... ) báo với bác sỹ và xử lý kịp thời theo đúng quy định, báo trung tâm ADR hay khoa Dược về các phản ứng bất thường của thuốc.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng viên chuyên nghiệp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng viên chuyên nghiệp

10. Lưu ý “5 đúng” trước khi dùng thuốc.

  • Đúng thuốc
  • Đúng liều
  • Đúng giờ
  • Đúng đường dùng
  • Đúng người bệnh

11. Lưu ý thận trọng với các đối tượng:

  • Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già
  • Người bệnh hôn mê, người có rối loạn tâm thần…

12. Lưu ý thực hiện đúng quy chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thận trọng với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp.

13. Lưu ý sự tuân thủ trị liệu của người bệnh.

Chuyên gia Trường Dược Sài Gòn nhận định, sự phối hợp tốt giữa các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Hộ sinh trong dùng thuốc sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và hạn chế những sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop