Những thông tin bạn cần nắm rõ về bệnh Gout

Những thông tin bạn cần nắm rõ về bệnh GoutGout là một bệnh rối loạn chuyển hóa dẫn đến viêm khớp và gây đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh tuy lành tính nhưng dễ phát sinh biến chứng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày

Gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa dẫn đến viêm khớp và gây đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh tuy lành tính nhưng dễ phát sinh biến chứng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày

Những thông tin bạn cần nắm rõ về bệnh Gout

Nồng độ acid uric quá cao sẽ hình thành dạng tinh thể, tập trung tại khớp và gây viêm, sưng và đau

Chúng ta cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh Gout qua bài viết dưới đây!

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH GOUT

Bệnh gout (còn được gọi là thống phong) là một bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận làm cho thận không thể lọc acid uric từ máu. Lượng acid uric trong máu được tích tụ qua thời gian dài. Khi nồng độ acid uric quá cao sẽ hình thành dạng tinh thể, tập trung tại khớp và gây viêm, sưng và đau cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gout gồm 2 dạng: Bệnh gout nguyên phát và bệnh gout thứ phát. Tùy vào từng dạng bệnh mà nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau, cụ thể:

Bệnh gout nguyên phát

95% các trường hợp gout nguyên phát xảy ra ở nam trong khoảng 30-60 tuổi. Bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân. Chế độ ăn chứa nhiều purin như gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm, … được cho là làm bệnh nặng thêm.

Bệnh gout thứ phát

Nguyên nhân gây bệnh có thể do:

  • Rối loạn di truyền (hiếm gặp).
  • Tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai.
  • Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh thải acid uric của cầu thận.
  • Các bệnh về máu (bệnh bạch cầu cấp).
  • Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …
  • Sử dụng thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính.
  • Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …

Các triệu chứng của bệnh

Theo bác sĩ giảng viên hiện đang giảng dạy lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, các triệu chứng của bệnh gout thường xảy ra đột ngột, nhất là về ban đêm. Một số trường hợp bệnh không xuất hiện dấu hiệu ban đầu. Biểu hiện bệnh thường xảy ra khi bệnh nhân đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Một số triệu chứng chính của bệnh gồm có:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy, đau nhiều khi đụng vào.
  • Khớp sưng đỏ, vùng quanh khớp ấm lên.
  • Triệu chứng thường kéo dài vài giờ trong 1-2 ngày, trường hợp nặng cơn đau có thể xảy ra trong vài tuần.
  • Nếu bệnh nhân không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
  • U cục tophi: Tích tụ tinh thể dưới da, thường ở xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn.
  • Tổn thương khớp: Có thể bị tổn thương vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời, làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
  • Sỏi thận: Nếu không được điều trị đúng cách, các tinh thể acid uric tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh

Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh Gout bao gồm:

  • Người có chế độ ăn quá nhiều đạm hay hải sản.
  • Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam và người lớn tuổi.
  • Uống nhiều bia kéo dài.
  • Béo phì, tăng huyết áp.
  • Tiền sử gia đình có người bị gout.
  • Vừa khỏi chấn thương hoặc mới phẫu thuật.
  • Chức năng thận bất thường.
  • Dùng một số thuốc có thể làm tích tụ acid uric như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị liệu, thuốc làm suy giảm miễn dịch.

Ngoài ra, những đối tượn có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp,… cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao

Những thông tin bạn cần nắm rõ về bệnh Gout

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN – ĐIỀU TRỊ - PHÒNG NGỪA BỆNH GOUT

Biện pháp chẩn đoán

Hỏi bệnh sử kết hợp khám lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm đo nồng độ acid uric trong máu.
  • Chọc hút dịch khớp tìm tinh thể acid uric.
  • Chụp X-quang khớp.
  • Siêu âm khớp.
  • Chụp CT scanner khớp.

Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968) được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện (độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%). Xét nghiệm tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các nốt tophi hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau đây:

  • Tiền sử hoặc đang có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp có đặc điểm: khởi phát đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong 2 tuần.
  • Tiền sử hoặc đang có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong 2 tuần.
  • Có nốt tophi
  • Đã hoặc đang đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ).

Biện pháp điều trị

Nguyên tắc điều trị

  • Tiến hành điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp.
  • Dự phòng tái phát cơn gout, lắng đọng urat trong mô và các biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu
  • Kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gout có nốt tophi.

Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng viêm: Sử dụng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm.
  • Thuốc giảm acid uric máu: Sử dụng trong giai đoạn mãn tính để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

  • Gout kèm biến chứng loét.
  • Bội nhiễm nốt tophi.
  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc thẩm mỹ.

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh Gout hiệu quả nhất, bạn cần:

  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc hoặc bỏ thuốc.
  • Tái khám đúng lịch để được theo dõi diễn tiến bệnh và tình trạng sức khỏe.
  • Điều trị dứt các bệnh lý gây gout thứ phát như suy thận, bệnh chuyển hóa, ...
  • Tập luyện thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng hợp lý.

Đặc biệt theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Tránh ăn nội tạng (đặc biệt là gan), cá mòi, hải sản và thịt đỏ; ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa chất béo; ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, …; thay thế đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc; uống nhiều nước từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày; hạn chế sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu, cà phê, trà hay nước uống có ga.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop