Có rất nhiều dạng viêm mạch máu, nhưng đa số các trường hợp đều hiếm gặp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một cơ quan nhất định trong cơ thể hoặc cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan
Các triệu chứng của bệnh viêm mạch máu rất đa dạng
Viêm mạch máu là bệnh gì?
Viêm mạch máu là tình trạng có phản ứng viêm ở các mạch máu, gây ra thay đổi ở cấu trúc thành mạch, tạo tình trạng dầy, yếu hẹp hay tạo sẹo. Những thay đổi thành mạch này hạn chế dòng chảy của máu, gây tổn thương ở các cơ quan và tế bào do thiếu máu nuôi. Viêm mạch máu có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc lâu hơn (mạn tính).
Dù viêm mạch máu thường gặp ở một số độ tuổi, nhưng không loại trừ khả năng mắc phải ở các nhóm tuổi khác. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ có thể đưa cho bạn phương án cải thiện bệnh mà không cần điều trị, hoặc phải cần sự trợ giúp của thuốc để kiểm soát tình trạng viêm cũng như phòng ngừa việc tái phát trở lại.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mạch máu là do đâu?
Nguyên nhân gây bệnh viêm mạch máu thường không được xác định rõ ràng. Nhiều dạng bệnh viêm mạch máu xuất phát từ yếu tố gia đình. Những loại khác do tình trạng tự miễn làm phá hủy tế bào thành mạch. Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ những yếu tố thúc đẩy sự hoạt động miễn dịch bao gồm:
- Nhiễm khuẩn, như viêm gan B hay C
- Ung thư máu
- Bệnh tự miễn, như viêm động mạch do sốt thấp khớp, bệnh lupus ban đỏ hay bệnh cứng da (scherodema)
- Phản ứng với các loại thuốc nhất định
Mạch máu bị ảnh hưởng có thể chảy máu hay có tình trạng viêm, làm dày thành mạch máu, cản trở việc lưu thông máu mang oxy và các chất dinh dưỡng đến các tế bào và cơ quan trong cơ thể.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mạch máu là gì?
Các triệu chứng của bệnh viêm mạch máu rất đa dạng và phụ thuộc vào tình trạng giảm tưới máu của cơ thể.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến
Các dấu hiệu và triệu chứng gặp ở đa số các bệnh viêm mạch máu, bao gồm:
- Sốt
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
- Sụt cân
- Đau nhức toàn thân
- Mồ hôi trộm
- Phát ban
- Tê yếu các chi
- Mất cảm giác chi
Điều trị bệnh cùng với chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn
Biến chứng của bệnh viêm mạch máu có nguy hiểm không?
Viêm mạch máu là căn bệnh khá nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh viêm mạch máu nếu không được phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.
Biến chứng của viêm mạch máu phụ thuộc vào dạng viêm và độ nặng của bệnh. Hoặc có thể do tác dụng phụ của các thuốc kê theo toa bạn đang dùng để chữa trị. Các biến chứng được các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra bao gồm:
- Tổn thương các cơ quan: Một số loại viêm mạch máu có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
- Huyết khối và phình mạch máu: Huyết khối có thể được hình thành trong lòng mạch, làm cản trở dòng máu đi qua. Trong trường hợp hiếm gặp hơn, viêm mạch máu sẽ làm yếu và phình thành mạch, gây tình trạng phình mạch máu và bạn cần can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ khối phình này.
- Mất thị lực hay mù: Đây là biến chứng có thể xảy ra nếu không chữa trị bệnh viêm mạch máu tế bào lớn.
- Nhiễm trùng: Có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng người bệnh, như nhiễm trùng phổi hay nhiễm trùng huyết.
Có những phương pháp nào điều trị bệnh viêm mạch máu?
Việc điều trị sẽ tập trung vào việc kiểm soát tình trạng viêm bằng thuốc và chữa trị các bệnh nền gây ra tình trạng viêm mạch máu. Với bệnh này, bạn sẽ qua hai giai đoạn điều trị là: chấm dứt tình trạng viêm và phòng ngừa tái phát.
Hai giai đoạn này bao gồm việc sử dụng thuốc theo toa. Loại thuốc nào và thời gian dùng thuốc phụ thuộc nhiều vào loại bệnh viêm mạch máu của bạn, các cơ quan bị ảnh hưởng và độ nặng của bệnh.
Một số trường hợp có thể điều trị khỏi vào giai đoạn đầu và bùng phát bệnh về sau. Một số khác không hoàn toàn khỏi hẳn và cần được tiếp tục điều trị thêm.
- Các thuốc sử dụng để điều trị bao gồm:
- Thuốc chống viêm: Bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc chống viêm để kiểm soát tình trạng viêm gây ra ảnh hưởng lên mạch máu. Một số tác dụng phụ của thuốc có thể nghiêm trọng nếu bạn sử dụng trong thời gian dài như tăng cân, tiểu đường hay loãng xương. Cho nên khi dùng thuốc này dài hạn, bạn nên trao đổi với bác sĩ để giảm liều xuống.
- Thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Nếu bạn không đáp ứng với thuốc kháng viêm, bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc giảm tác động miễn dịch để giảm chức năng miễn dịch tạo phản ứng viêm. Tác dụng phụ của thuốc này có thể làm tăng nguy cơ ung thư hay nhiễm trùng. Vì có tác dụng làm giảm chức năng hệ miễn dịch, cho nên thuốc này không được ưu tiên sử dụng với việc điều trị lâu dài.