Những thông tin quan trọng cần lưu ý về cúm A/H1N1

Những thông tin quan trọng cần lưu ý về cúm A/H1N1Cúm A/H1N1 là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virút gây ra và có khả năng lây nhiễm cao. Cùng tìm hiểu những điều cần biết về cúm A/H1N1 để có cách điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả

Cúm A/H1N1 là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virút gây ra và có khả năng lây nhiễm cao. Cùng tìm hiểu những điều cần biết về cúm A/H1N1 để có cách điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả

Cúm A là nguyên nhân của nhiều đại dịch lớn trên thế giới

Cúm A là nguyên nhân của nhiều đại dịch lớn trên thế giới

Thông tin về bệnh cúm

Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, hiện có 3 chủng virút cúm là cúm A, B và C trong đó cúm A và B là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trong thực tế:

Cúm A thường gặp nhất và là nguyên nhân của nhiều đại dịch lớn trên thế giới.

Cúm B gây bệnh nhẹ hơn và có xu hướng lưu hành cùng với cúm A trong các đợt bùng phát mỗi năm.

Cúm C gây bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng giống như cảm lạnh.

Cúm A được phân loại dựa vào kháng nguyên bề mặt: kháng nguyên H giúp virút đi vào tế bào hô hấp của người bị nhiễm và kháng nguyên N (neuraminidase) giúp phóng thích virus từ các tế bào bị nhiễm virút ra ngoài. Có tất cả 16 loại H và 9 loại N của chủng cúm A. Khi virút cúm chuyển đổi một trong 2 loại kháng nguyên H và N này thì nó sẽ trở thành một loại khác. Ví dụ như loại cúm H1N2 khi thay đổi kháng nguyên N2 thành N1 thì sẽ tạo thành loại mới là H1N1 hoặc khi kháng nguyên H1 chuyển thành H5 thì sẽ tạo ra H5N2.

Như vậy, với khả năng chuyển đổi các kháng nguyên H và N, có rất nhiều loại cúm A với tổ hợp H và N khác nhau. Vì có quá nhiều loại cúm A chỉ khác nhau kháng nguyên H và/hoặc N nên thuốc chích ngừa cúm phải thay đổi thường xuyên để phù hợp với loại cúm A đang hiện diện. Đây cũng là lý do các thuốc chích ngừa cúm thay đổi hàng năm và các thuốc ở năm trước dùng không hết không thể dùng trong năm kế tiếp. Một số loại cúm nổi tiếng vì khả năng gây bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm H5N1 còn H1N1 cũng đã từng gây nguy hiểm với tên gọi cúm heo.

Cúm A/H1N1 lây truyền như thế nào?

Virút cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế... hay có thể tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Loại virút này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước như có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho virút phát triển, nhất là vào khi mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt virút.

Cúm thường lây nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp khi người bệnh hít phải virút trong các luồng khí từ đường hô hấp của người bị cúm khi người đó ho hay hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với mầm bệnh như tay dính virút qua bắt tay, sử dụng chung điện thoại, remote tivi… rồi đưa lên mắt, mũi hay miệng. Người mang virút cúm A(H1N1) có khả năng truyền virút cho những người xung quanh trong thời gian từ 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện.

Tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm tại Sài Gòn

Tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm tại Sài Gòn

Điều trị và phòng ngừa cúm A như thế nào?

Điều trị triệu chứng giúp bạn cảm thấy khỏe hơn nhưng không thể giúp bệnh cúm hết nhanh hơn. Hãy nghỉ ngơi cho đến khi bình phục hoàn toàn, đặc biệt khi bệnh nặng. Uống đủ nước để tránh bị mất nước. Một cách để xem mình đã uống đủ nước chưa là xem màu sắc nước tiểu. Nước tiểu bình thường có màu trắng (không màu) hay màu vàng nhạt. Nếu uống đủ nước bạn sẽ đi tiểu mỗi 3 - 5 giờ một lần.

Điều trị bằng thuốc dùng acetaminophen (còn gọi là paracetamol) có thể hạ sốt, giảm nhức đầu và đau cơ. Aspirin cũng có thể giảm đau và hạ sốt nhưng không được khuyên dùng phổ biến vì có nhiều tác dụng phụ.

Thuốc ho thường ít khi có ích và ho thường tự hết. Không nên dùng thuốc ho và thuốc cảm cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Thuốc chống virút có thể được dùng để điều trị hay phòng ngừa cúm, tuy nhiên bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết thuốc này không phổ biến ở nước ta và thường chỉ được sử dụng trong mùa dịch. Phần lớn người mắc cúm không cần phải sử dụng đến thuốc này mà chỉ những người có triệu chứng nặng hay có nguy cơ bị biến chứng cao mới được bác sĩ chỉ định thuốc này. Các thuốc chống virút cúm bao gồm oseltamivir và zanamivir (Relenza®). Thuốc chống virút có hiệu quả nhất khi dùng trong vòng 48 giờ đầu.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là chích ngừa cúm. Người đã chích ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít tử vong hơn người chưa chích. Hiện tại thuốc chích ngừa cúm đang lưu hành là thuốc được WHO khuyến cáo cho mùa cúm 2018 ở Nam bán cầu bao gồm các 3 chủng cúm A (H1N1), cúm A (H3N2) và cúm B (Phuket/3073/2013) nên ngừa ngừa được cúm A (H1N1).


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop