Phòng bệnh sán lợn cùng với chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng

Phòng bệnh sán lợn cùng với chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡngSán làm tổ trong não sẽ gây ra hiện tượng co giật và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Vậy làm thế nào để phòng bệnh sán lợn?

Sán làm tổ trong não sẽ gây ra hiện tượng co giật và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Vậy làm thế nào để phòng bệnh sán lợn?

Phòng bệnh sán lợn như thế nào hiệu quả?

Phòng bệnh sán lợn như thế nào hiệu quả?

Bệnh sán lợn là gì?

Bệnh ấu trùng sán lợn hay còn gọi là bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium). Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc thậm chí không có triệu chứng trong nhiều năm.

Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết bệnh ấu trùng sán lợn bị nhiễm do cách ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm bởi trứng sán dây từ phân người. Trong số các loại thực phẩm, rau sống là nguồn lây nhiễm chính. Trứng sán dây có trong phân của một người bị nhiễm giun trưởng thành, gọi là bệnh sán dây.

Nhiễm trùng có thể được ngăn ngừa hiệu quả bằng cách vệ sinh và sát trùng cá nhân. Điều này bao gồm nấu chín thịt lợn, vệ sinh và thực hành vệ sinh đúng cách, cải thiện khả năng tiếp cận với nước sạch. Điều trị những người bị bệnh sán dây rất quan trọng để ngăn ngừa lây lan. Điều trị bệnh khi không liên quan đến hệ thần kinh có thể là không cần thiết.

Sán dây lợn phổ biến ở châu Á, châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh. Ở một số khu vực người ta tin rằng có tới 25% người dân bị nhiễm. Ở các nước phát triển nó rất không phổ biến. Bệnh đã xảy ra ở người trong suốt chiều dài lịch sử và là một trong những bệnh nhiệt đới bị bỏ quên.

Việc ăn đồ sống có thể rước sán vào người điều này có đúng không?

Bệnh sán lợn là do người bệnh ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) mà chưa được nấu chín kỹ.

Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết thói quen ăn đồ sống là mầm mống để bệnh sán phát triển nhanh, một số món ăn có thể gây nhiễm ấu trùng sán lợn gạo. Vật chủ chính của sán chính là người, còn vật chủ phụ là lợn. Ngoài lợn còn có chó mèo đều có thể là vật chủ phụ của sán lợn. Lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, trứng sán qua dạ dày đi đến ruột lợn. Loại sán này có ở khắp nơi trên thế giới, nhất là những vùng có phong tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín hoặc quản lý phân chưa tốt.

Lợn bị nhiễm ấu trùng do ăn phải trứng sán dây, trong trứng chứa sẵn ấu trùng có độc lực. Khi lợn ăn phải, ấu trùng này sẽ đi vào đường tiêu hóa của lợn và di chuyển khắp cơ thể sau đó quay về ký sinh ở các cơ vận động mạnh. Những ấu trùng này có thể ký sinh rất lâu trong lợn, có thể lên tới 4-5 năm. Người ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán dây chưa được nấu chín sẽ vô tình giải phóng ấu trùng ở trong đường tiêu hóa của mình. Đầu sán lúc này sẽ bám vào niêm mạc ruột non và phát triển thành sán trưởng thành. Theo thời gian, sán dây phát triển dần và nó có thể dài tới 7m.

Ở Việt Nam, do heo được thả rông ngoài vườn và ăn phải sán xơ mít (Taeniasis), sau đó loại sán này sẽ sống ký sinh trùng ngay trên cơ thể của lợn thì được coi là đã mắc bệnh gạo. Ấu trùng sán lợn có thể tồn tại và phát bệnh sau 7 đến 8 năm, thậm chí 20 năm. Người ăn thịt lợn gạo mà chưa nấu chín kỹ thì rất có thể mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành, từ đó sẽ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.

Đào tạo nhân viên Y Dược uy tín chất lượng

Đào tạo nhân viên Y Dược uy tín chất lượng

Mức độ nguy hiểm của bệnh sán lợn và cách phòng tránh như thế nào?

Khi người bệnh mắc phải thì ấu trùng sán lợn gạo sẽ đi từ đường tiêu hóa, theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau.

Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 – 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết.

Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hay đau đầu dữ dội.

Nếu nang sán nằm trong mắt hoặc có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Người dân cần chú ý thói quen ăn uống của mình, không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống sôi”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

  • Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh (do có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
  • Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong 2 phút.
  • Cần quản lý phân tươi hợp lý, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí đảm bảo vệ sinh.
  • Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không được phóng uế bừa bãi.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Không nên nuôi lợn thả rông.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop