Bên cạnh là loại rau sống quen thuộc nhằm tăng hương vị của món ăn, Kinh giới còn là vị thuốc dân gian có tác dụng phòng và trị nhiều bệnh thường gặp.
Thầy thuốc YHCT Sài Gòn bật mí công dụng chữa bệnh của Kinh giới
Đôi nét hiểu biết về vị thuốc Kinh giới
Các thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết bên cạnh tên Kinh giới, chúng còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như Giả tô, Kinh giới trồng, Kinh giới rìa, Khương giới (Biệt Lục), Như thánh tán, Cử khanh cố bái tán, Hồ Kinh giới, Thử minh (Bản Kinh), Kinh giới huệ, Kinh giới thán, Nhất niệp kim, Tái sinh đơn, Độc hành tán, Tịnh giới (Hòa Hán Dược Khảo), Thạch Kinh giới, Trân la kinh (Bản Thảo Cương Mục). Tên khoa học của Kinh giới là Elsholtzia cristata Willd
Tuy nhiên cần phân biệt: Có một số loài khác trong cùng chi Elsholtzia ở Trung Quốc được gọi tên chung là hương nhu, nhưng không phải là loại cùng có tên gọi như ở Việt Nam (thuộc chi Ocimum).Trong khi đó, tên gọi Kinh giới lại được dùng để chỉ các loài thuộc các chi Nepeta và Schizonepeta (Schizonepeta được một số tác giả coi là danh pháp đồng nghĩa của Nepeta).
Bên cạnh đó, một số loài thuộc chi Chenopodium cũng có tên gọi là Kinh giới, hay tên gọi khác như rau muối hay dầu giun. Ví dụ Chenopodium ficifolium gọi là Kinh giới trắng.
Theo Y học cổ truyền, Kinh giới có vị cay, thơm, tính ấm, vào kinh phế, can. Tác dụng giải độc, cầm huyết, giải biểu khu phong trừ thấp. Trị ngoại cảm phong hàn, ho, phát sốt nhức đầu nghẹt mũi, ban sởi, mẩn ngứa, mụn nhọt, xuất huyết. Kinh giới tuệ (hoa Kinh giới) thường được hái vào mùa thu khi cây ra bông chớm nở khoảng 1/3, phơi nắng nhẹ dùng để làm thuốc.
Bài thuốc YHCT trị bệnh từ Kinh giới
Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội cho biết, Kinh giới được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Nếu áp dụng đúng cách, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ được căn bệnh phiền phức thường gặp trong cuộc sống và không mất quá nhiều tiền bạc hay lo lắng về tác dụng phụ.
- Trị ho ra máu: Kinh giới cả cây tươi một nắm giã nhỏ vắt một chén nước cốt uống.
- Chữa ho, nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu: Hoa Kinh giới sao đen tồn tính, tán nhỏ bỏ lọ kín, mỗi lần dùng 4 - 6g uống cùng với nước ấm.
- Trị phong ngứa do huyết nhiệt như mề đay dị ứng, tay chân vảy nến tổ đỉa, ngứa gãi da khô sần,... dùng: Huyền sâm, đơn bì, thiên hoa phấn, xích thược, trần bì, kim ngân, bạch tiễn bì, liên kiều, ngưu bàng tử, Kinh giới mỗi vị 12g; phòng phong 10g, khương hoạt 8g.Tất cả đem sắc uống.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn năm 2019
- Chữa ngoại cảm phong hàn: Kinh giới 50g, gừng tươi 3 lát giã vắt nước cốt cho uống, bã gói túi vải đánh miết dọc cột sống.
- Chữa sổ mũi: Kinh giới, húng quế mỗi vị 50 - 80g. Sắc uống.
- Chữa đau đầu mỏi gáy: Áp dụng bài thuốc đơn giản được lưu truyền trong YHCT chỉ với lá Kinh giới phơi khô cho vào gối, gối đầu. Đây cũng là bài thuốc được các học viên Trung cấp Y học cổ truyền dễ nhớ trong số các bài học về dước liệu.
- Trị cảm lạnh, ban sởi mới phát: Kinh giới 12g, bạc hà 8g, tía tô 8g, cam thảo 4g, gừng 4g. Sắc uống.
- Chữa ho ra máu lâu ngày không khỏi: Kinh giới tươi lấy cả gốc rễ, ngọn rửa sạch, giã vắt lấy khoảng nửa bát con nước cốt, uống với bột Kinh giới khô.
Các y sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định thể thấy Kinh giới mang những tác dụng diệu kỳ đối với sức khỏe. Chỉ một chút vị thuốc kết hợp với những hiểu biết về các loại thuốc khác sẽ giúp bạn loại bỏ được nhiều căn bệnh thường gặp trong cuộc sống. Do đó đừng quên chúng trong các bữa ăn hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh!