Thầy thuốc YHCT Sài Gòn chia sẻ công dụng của vị thuốc Kha tử

Thầy thuốc YHCT Sài Gòn chia sẻ công dụng của vị thuốc Kha tửVị thuốc Kha tử trong Y học cổ truyền có vị đắng chua chát, tính ôn, thường được các thầy thuốc Đông Y sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông Y chữa bệnh phổ biến

Vị thuốc Kha tử trong Y học cổ truyền có vị đắng chua chát, tính ôn, thường được các thầy thuốc Đông Y sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông Y chữa bệnh phổ biến

Thầy thuốc YHCT Sài Gòn chia sẻ công dụng của vị thuốc Kha tử

Thầy thuốc YHCT Sài Gòn chia sẻ công dụng của vị thuốc Kha tử

Vị thuốc Kha tử trong Tây Y và Đông Y

Trong Tây Y, Kha tử là loại quả ín phơi hay sấy khô của cây chiêu liêu (Terminalia chebula Retz.), thuộc họ bàng (Combretaceae). Trong hạt chứa dầu màu vàng nhạt, vỏ Kha tử chứa tanin (acid digalic, flobaphen, acid galic, acid cachougalic, flobaphen...), alloy, chebutin, polysaccharide, terchebin. Tanin có tác dụng kháng sinh diệt khuẩn mạnh; polysaccharide có tác dụng chống viêm họng, giảm ho nhanh như codein; alloy có hoạt tính kháng virut.

Trong Y học cổ truyền, Kha tử có các tên gọi khác như tùy phong tử, hà tử, chiêu liêu, a tử. Kha tử vị đắng chua chát, tính ôn; vào kinh phế và đại trường. Đây là dược liệu có tác dụng lợi yết, chỉ tả, liễm phế, hạ khí, sáp tràng; trị đau họng mất tiếng, hen suyễn, tiêu chảy, lỵ kéo dài, di tinh, mồ hôi trộm. Khi kết hợp với các dược liệu khác, Kha tử trở thành dược liệu có công dụng trong điều trị rối loạn tiết niệu, táo bón, bệnh tim... Liều dùng 6-12g. Nếu trị khản cổ thì dụng Kha tử sống; trị lỵ, tiêu chảy thì nướng cháy vỏ để dùng.

Các bài thuốc Đông Y trị bệnh từ vị thuốc Kha tử

Kha tử hiện có mặt rất nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền để điều trị các bệnh mạn tính. Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn đã đưa ra các bài thuốc khác nhau có sử dụng Kha tử, bạn có thể tham khảo để có thể giúp bản thân loại bỏ những căn bệnh đang gặp phải:

Bài thuốc trị tiêu chảy lâu ngày, lỵ kinh niên, tiểu ra máu, viêm ruột đại tiện ra máu, băng lậu đới hạ

Bài 1: Sử dụng bột Kha tử: Kha tử lượng vừa đủ, nướng bỏ hạch, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu bằng nước cơm sẽ có tác dụng trong việc điều trị lỵ, tiêu chảy lâu ngày làm hao tổn chân khí.

Bài 2: Kha tử 6g, trần bì 6g, phòng phong 6g, mạch nha 6g, sơn tra 2g, cát căn 2g. Đem sắc uống, có tác dụng trong việc trị tiêu chảy đối với trẻ nhỏ.

Bài 3: Kha tử 12 quả. 6 quả để sống, 6 quả nướng bỏ hạt; sao vàng tán bột. nếu lỵ ra đờm thì dùng nước sắc cam thảo chích (tẩm mật sao) để chiêu thuốc; nếu lỵ ra máu, dùng nước sắc cam thảo để chiêu thuốc. Chữa xích bạch lỵ.

Bài 4: Chữa lỵ mạn tính: Áp dụng bài thuốc Chân nhân dưỡng tạng thang: Kha tử 6g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, đương quy 12g, mộc hương 6g, thạch lựu bì 6g, gừng nướng 6g, nhục đậu khấu 6g, cam thảo 6g, nhục quế 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 5: Chữa ngộ độc thức ăn do nhiễm khuẩn hay tiêu chảy mạn tính, lỵ mạn tính, đau bụng có sốt: Áp dụng bài thuốc Kha tử kép: Kha tử 12g, hoàng liên 6g, mộc hương 6g. Tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-8g, chiêu với nước.

Bài thuốc trị phế hư, ho hen, khản tiếng

Bài 1: Kha tử 4g, đảng sâm 4g. Sắc uống 3 lần trong ngày. Chữa ho lâu ngày.

Bài 2: Kha tử thanh âm: Kha tử 12g, cát cánh 12g, cam thảo 8g. Sắc uống.

Bài 3: Kha tử 8g, hạt tía tô 8g, hạt na rừng 8g, hạt cải trắng 8g, mạch môn 8g, sâm nam 8g. Đem các dược liệu sắc uống. Chữa ho có đờm, suyễn thở lâu ngày.

Y sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cho biết, do đặc tính Kha tử chữa các bệnh mạn tính nên nếu bị ho có đờm, tả, lỵ mới mắc thì không nên dùng. Bên cạnh đó khi điều trị bệnh đường ruột, liều nhỏ cầm tiêu chảy, nhưng liều lớn lại gây tiêu chảy.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop