Thầy thuốc YHCT Sài Gòn tư vấn bài thuốc trị thận ứ nước

Thầy thuốc YHCT Sài Gòn tư vấn bài thuốc trị thận ứ nướcThận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Tùy theo từng thể bệnh mà các thầy thuốc thuốc Y học cổ truyền tư vấn bài thuốc điều trị phù hợp.

Thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Tùy theo từng thể bệnh mà các thầy thuốc thuốc Y học cổ truyền tư vấn bài thuốc điều trị phù hợp.

Thầy thuốc YHCT Sài Gòn tư vấn bài thuốc trị thận ứ nước

Thầy thuốc YHCT Sài Gòn tư vấn bài thuốc trị thận ứ nước

Theo Y học cổ truyền, thận ứ nước chưa có tên gọi. Chúng có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Thận ứ nước có thể gây suy giảm chức năng thận, tổn thương cấu trúc tế bào thận. Tùy theo dấu hiệu lâm sàng mà bệnh được chia 3 thể: huyết ứ, thấp nhiệt, thận hư nên phương pháp điều trị là hoạt huyết, hóa ứ, trừ thấp, bổ thận. Bên cạnh đó tùy theo thể bệnh mà gia giảm cho thích hợp. Tuy nhiên cần nhớ rằng nếu để thận ứ nước kéo dài nhiều tuần thì tổn thương là vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây ứ nước ở thận

Việc mắc các bệnh lý là một trong những nguyên nhân gây thận ứ nước. Điển hình như sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản; trường hợp sỏi nhỏ, chúng sẽ di chuyển từ thận xuống bàng quang, tuy nhiên nếu sỏi quá to, chúng sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, làm cho nước tiểu sẽ ứ lại trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu nên thận bị ứ nước, giãn to do niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang.

Niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước. Sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, cổ bàng quang co bất thường cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn lối nước tiểu từ quàng quang ra niệu đạo, kết quả là nước tiểu ứ lại từ bàng quang, làm thận bị ứ nước. Niệu đạo hẹp do sỏi, do bị viêm nhiễm cũng gây ứ nước thận.

Bên cạnh đó các khối u từ bên ngoài đường tiết niệu chèn ép niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Các bệnh như ung thư tuyến tiền liệt, sa tử cung, ung thư cổ tử cung, phụ nữ mang thai, rối loạn chức năng của bàng quang... gây trào ngược bàng quang niệu quản làm thận ứ nước.

Bài thuốc trị thận ứ nước trong Y học cổ truyền nếu huyết ứ

Nếu huyết ứ, người bệnh có biểu hiện đau tức lưng cố định, lưỡi tím, tiểu khó,...

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, trường hợp này dùng ài “Huyết phủ trục ứ thang gia giảm” gồm: Sài hồ 12g, xuyên khung 12g, xích thược 12g, hương phụ 12g, hồng hoa 12g, ngưu tất 12g, , xa tiền tử 12g, tỳ giải 10g, chỉ xác 10g, đương quy 10g, đào nhân 8g, cam thảo 8gích trí nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc trị thận ứ nước trong Y học cổ truyền nếu thấp nhiệt

Ở thể thấp nhiệt, người bệnh có biểu hiện sốt, mệt mỏi, tiểu buốt, người nặng nề,… do có nhiễm trùng tiểu.

Lời khuyên từ các thầy thuốc Y học cổ truyền là dùng bài “Tỳ giải phân thanh ẩm gia giảm” gồm: Kim tiền thảo 40g, tỳ giải 14g, thạch xương bồ 12g, ô dược 12g, ngưu tất 12g, xa tiền 12g, thổ phục linh 12g, ích trí nhân 10g,. Sắc uống ngày 1 thang.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn

Bài thuốc trị thận ứ nước trong Y học cổ truyền nếu thận hư

Khi bị thận hư, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như cơ thể suy nhược, lưng đau âm ỉ, kéo dài,…

Người bệnh có thể dùng bài “Lục vị gia giảm”: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, trạch tả 12g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, sơn thù 10g, bạch linh 10g, đơn bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc: kim tiền thảo 100g, râu mèo 20g, lá đại bi 15g, tất cả dạng khô, sắc uống ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sáng – tối, sử dụng liên tục từ 5-7 ngày.

Các Y sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định, thận ứ nước gây tác động không nhỏ đối với sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Do đó bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám Y học cổ truyền uy tín để được các thầy thuốc khám, chẩn đoán và điều trị đứng cách.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop