Những lợi ích dinh dưỡng từ nước ép trái cây là không thể phủ nhận, tuy nhiên một nghiên cứu chỉ ra việc uống quá nhiều nước trái cây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vậy thực hư điều này ra sao?
Những lợi ích dinh dưỡng từ nước ép trái cây là không thể phủ nhận
Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết sau đây từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!
Theo dõi mức độ tiêu thụ đồ uống có đường trong nhiều năm
Mathilde Touvier, tác giả chính của nghiên cứu về nguy cơ ung thư từ thói quen uống nước ép trái cây và nước ngọt có ga, đã công bố kết quả trên tạp chí y khoa BMJ. Cụ thể hơn, nghiên cứu đã được thực hiện trên 100.000 người trưởng thành khỏe mạnh tình nguyện tham gia
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, đây không phải là lần đầu tiên có nghiên cứu cho thấy những tác hại mà đồ uống có đường gây ra cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Touvier lại có điểm khác biệt hơn so với trước đó. Bởi cô đặt mục tiêu nghiên cứu là giải quyết những hậu quả sức khỏe do lượng đường tác động lên cơ thể, bao gồm: Vấn đề cân nặng, tim mạch, và rối loạn trao đổi chất.
Bằng cách theo dõi sức khỏe của những người tham gia nghiên cứu trong thời gian dài (từ năm 2009 - 2017) và ghi lại chi tiết thông tin về tuổi tác, thói quen dùng đồ uống, tiền sử bệnh tật, và nhiều yếu tố khác. Thậm chí trong nhiều lần thu thập thông tin, người tham gia được hỏi rất kỹ về đồ uống như: Các loại nước trái cây tươi, nước ngọt có ga, sữa, đồ uống khi tập thể thao, nước ép đóng hộp,... Sau đó, tất cả các loại đồ uống này đều được đưa vào phần tích.
Kết quả là, với nhiều người chỉ cần uống nhiều hơn 100ml nước uống có đường mỗi ngày, nguy cơ bị ung thư tăng 18% nói chung. Riêng ở nữ giới, nguy cơ mắc bệnh ung thư này tăng lên 22% với bệnh ung thư vú. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn, đó là nguy cơ ung thư cũng gia tăng ở cả những người dùng nước ép trái cây nguyên chất.
Lý giải cho điều này, Touvier - giám đốc của Nhóm nghiên cứu dịch tễ học dinh dưỡng thuộc Viện nghiên cứu y tế và y tế quốc gia tại Paris, nói rằng: "Từ những gì chúng tôi quan sát được, kể cả khi bạn không dùng đường hay các đồ uống nhân tạo, thì trái cây tươi cũng có chứa một lượng đường nhất định. Và có rất nhiều loại quả chứa hàm lượng đường cao hơn mức bạn nghĩ.”
Touvier cũng cho biết thêm, nhóm của cô sau khi phân tích các số liệu đã đưa ra kết luận về mối liên quan giữa lượng đường tiêu thụ với sức khỏe con người. Cụ thể là: “Tiêu thụ đường cao trong đồ uống là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng cân, tăng tỷ lệ người bị béo phì. Mà béo phì tự nó lại là một yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư.”
Ngoài ra, hàm lượng chất phụ gia trong đồ uống đóng hộp rất cao như 4-methylimidazole, được tìm thấy trong đồ uống có chứa màu caramel, có thể nó có vai trò trong sự hình thành ung thư. Chính vì vậy, Touvier đã đề nghị mọi người nên tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng khuyến nghị hạn chế đồ uống có đường ở mức tối đa một ly mỗi ngày.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được công bố đầu năm nay cũng cho thấy rằng uống hai hoặc nhiều loại đồ uống ngọt nhân tạo mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ đột quỵ do cục máu đông, đau tim và tử vong sớm ở phụ nữ trên 50 tuổi.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
Chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải thức uống có đường mỗi ngày
Từ kết quả nghiên cứu của nhóm Touvier, các chuyên gia đã nhận định và đưa ra nhiều lời khuyên cho thói quen dùng đồ uống có đường hàng ngày của nhiều người. Trong đó, Hiệp hội đồ uống Mỹ nhấn mạnh đến “sự an toàn” của đồ uống có đường.
"Điểm quan trọng là mọi người phải biết rằng tất cả các loại đồ uống - có đường hoặc không có cần phải được kiểm soát an toàn để tiêu thụ như một phần của chế độ ăn uống cân bằng", Danielle Smotkin, phát ngôn viên của Hiệp hội Nước giải khát Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố. "Điều đó nói rằng, các công ty nước giải khát hàng đầu của Mỹ đang hợp tác để hỗ trợ các nỗ lực của người tiêu dùng nhằm giảm tối đa lượng đường họ tiêu thụ từ đồ uống bằng cách cung cấp thêm lựa chọn với ít đường hoặc không đường, kích cỡ gói nhỏ hơn và thông tin về lượng calo rõ ràng."
Amelia Lake, độc giả về dinh dưỡng y tế công cộng tại Đại học Teesside cho biết: "Mặc dù nghiên cứu này không đưa ra câu trả lời nguyên nhân rõ ràng về đường và ung thư, nhưng nó bổ sung vào bức tranh tổng thể về tầm quan trọng của nỗ lực giảm lượng đường của chúng ta".
"Rõ ràng còn nhiều việc phải làm và việc đo lượng thức ăn là một thách thức, tuy nhiên, thông điệp từ tổng số bằng chứng về việc tiêu thụ đường dư thừa và kết quả sức khỏe khác nhau là rõ ràng - và việc giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của chúng tôi là vô cùng quan trọng". Lake nói với Trung tâm truyền thông khoa học ở Anh. Cô là người không tham gia vào nghiên cứu hiện tại.