Thông tin cần lưu ý về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Thông tin cần lưu ý về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻMất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ là một dạng rối loạn phát âm hiếm gặp, khi đó trẻ khó tạo ra cử động chính xác để phát âm, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển toàn diện của trẻ

Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ là một dạng rối loạn phát âm hiếm gặp, khi đó trẻ khó tạo ra cử động chính xác để phát âm, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển toàn diện của trẻ

Thông tin cần lưu ý về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Hãy cùng bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu những thông tin cần thiết về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ!

BỆNH MẤT ĐIỀU KHIỂN LỜI NÓI CHỦ Ý Ở TRẺ

“Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ” tên tiếng Anh là Childhood Apraxia of Speech. Trong rối loạn này, não trẻ gặp khó khăn với việc hình thành cử động cơ quan phát âm để phát ra lời. Trong rối loạn này, các cơ phát âm không hề yếu mà do khiếm khuyết ở não khiến trẻ khó khăn vtrongiệc truyền tín hiệu cử động.

Để phát ra lời, não trẻ sẽ phải học cách truyền và xử lý tín hiệu đến các cơ quan này để chúng biết cách di chuyển môi, hàm và lưỡi để tạo ra âm thanh, từ ngữ chuẩn xác theo nhịp và tốc độ trung bình.

Nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, mất điều khiển chủ ý ở trẻ thường là do nhiều nguyên nhân, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp khó xác định được nguyên nhân gây ra. Bác sĩ ít kiểm tra não trẻ trong trường hợp trẻ bị mất điều khiển chủ ý.

Mất điều khiển chủ ý ở trẻ có thể là kết quả của một tổn thương não, như là đột quỵ, nhiễm trùng hoặc chấn thương não.

Mất điều khiển chủ ý ở trẻ cũng có thể do rối loạn trật tự gen, rối loạn trao đổi chất. Mất điều khiển chủ ý ở trẻ thường xảy ra ở chứng quá nhiều galactose trong máu.

Vì vậy để giúp trẻ có chứng mất điều khiển lời nói chủ ý tiến bộ trong phát âm, cần sử dụng đến phương pháp âm ngữ trị liệu.

Triệu chứng thường gặp

Biểu hiện của triệu chứng của rối loạn này sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi của trẻ cung như độ nặng của rối loạn.

Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ gắn liền với việc chậm chạp trong việc phát ra từ đầu tiên, giới hạn số từ mà trẻ nói ra hoặc chỉ có thể phát ra vài nguyên âm hoặc phụ âm.

Nên theo dõi các triệu chứng này từ 18 tháng đến 02 tuổi để xác định trẻ có rối loạn hay không.

Trẻ từ 02 đến 04 tuổi. Việc phát âm không rõ nguyên âm phụ âm, nói, phát âm không rõ từ hay âm tiết gợi ý có rối loạn này ờ trẻ.

Nhiều trẻ khó khăn trong việc để hàm, môi, lưỡi đúng vị trí dẫn đến trẻ cũng không dễ dàng phát ra âm kế tiếp.

Một số trẻ khác thì có thể có trở ngại ngôn ngữ, như là giảm vốn từ vựng hoặc khó khăn với trật tự từ.

Vài triệu chứng điển hình có thể dễ dàng nhìn thấy và từ đó giúp chẩn đoán chinh xác. Tuy nhiên, một số triệu chứng có thể trùng với các triệu chứng của những rối loạn ngôn ngữ hay rối loạn phát âm khác, nên gây khó khăn trong việc chẩn đoán chứng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ.

Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng giúp phân biệt chứng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ với những rối loạn phát âm khác:

  • Khó phát âm, khó đánh vần âm kế tiếp
  • Di chuyển các bộ phận hàm, môi, lưỡi một cách chậm chạp để tạo ra di chuyển chính xác giúp phát âm
  • Phát âm không rõ nguyên âm
  • Sai trọng âm
  • Nhấn âm ở tất cả các vần
  • Có khoảng ngừng giữa các vần
  • Không nhất quán, phát âm sai cùng một từ ở lần phát âm thứ hai
  • Không bắt chước phát âm được các từ đơn giản
  • Lỗi phát âm không nhất quán

Những dấu hiệu đặc trưng có biểu hiện ở trẻ mất điều khiển lời nói chủ ý và ở cả những rối loạn ngôn ngữ khác:

  • Trẻ từ 07 đến 12 tháng tuổi, có hiện tượng giảm số từ nói bập bẹ mà đáng lẽ trẻ phải nói được
  • Chậm phát ra âm đầu tiên (sau 12 – 18 tháng tuổi)
  • Sử dụng giới hạn số nguyên âm và phụ âm
  • Thường xuyên bỏ mất âm
  • Không hiểu lời nói người khác

Thông tin cần lưu ý về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG MẤT ĐIỀU KHIỂN LỜI NÓI CHỦ Ý Ở TRẺ

Có nhiều biện pháp để điều trị tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ. Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng chia sẻ một số phương pháp như sau:

Liệu pháp âm học

Các chuyên gia đưa ra các phương pháp trị liệu nhằm tập trung thực hành đánh vần, đọc từ và câu. Nếu tình trạng nặng, trẻ cần được thực hành 03 đến 05 lần/tuần. Khi tình trạng cải thiện, tuần suất có thể giảm xuống.

Liệu pháp này hiệu quả với trẻ mất điều khiển lời nói chủ ý, gồm nhiều phần chính:

  • Phương pháp âm ngữ trị liệu tập trung luyện tập phát âm, ví dụ cho trẻ lặp đi lặp lại từ, cụm từ
  • Chuyên gia sẽ quan sát miệng trẻ để xem cách trẻ phát ra âm
  • Trẻ được thực hành đánh vần, đọc từ, cụm từ. Trẻ được thực hành đọc nối từ tiếp theo một cách trơn tru.
  • Do trẻ thường đọc mất nguyên âm, các chuyên gia sẽ chọn từ có nhiều nguyên âm khác nhau để trẻ đọc.
  • Tình trạng trẻ nặng, sẽ cho đọc từ ít trước, khi nào ổn sẽ đọc nhiều.

Thực hành tại nhà

Chuyên gia khuyến khích trẻ tự thực hành tại nhà thêm. Trẻ có thể đọc những đoạn văn ngắn, hoặc đọc 02 lần/ngày. Tạo ra tình huống thực tế, giúp trẻ thực hành phát âm từ trong tình huống đó để trẻ mau tiến bộ hơn.

Phương thức giao tiếp khác

Nếu tình trạng của trẻ quá nặng, thay thế bằng phương thức giao tiếp khác cũng giúp ích cho trẻ. Phương thức giao tiếp khác có thể là ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ, hoặc dùng thiết bị điện tử.

Nên sớm dùng phương thức giao tiếp thay thế sẽ giúp trẻ không nản lòng trong giao tiếp khi cố gắng nói cho người khác hiểu. Điều này cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ như mở rộng vốn từ, cách đặt từ trong câu.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cho biết thêm, nếu việc phát âm cải thiện, thì không cần dùng phương thức giao tiếp thay thế.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop