Hệ thần kinh tự chủ làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hoà các quá trình hoạt động bên trong cơ thể. Rối loạn hệ thần kinh tự chủ xảy ra khi hệ thần kinh tự chủ bị tổn thương
Rối loạn thần kinh tự chủ là tình trạng dây thần kinh kiểm soát chức năng tự chủ của cơ thể bị hư hại
Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Rối loạn thần kinh tự chủ là bệnh gì?
Theo chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, rối loạn thần kinh tự chủ là tình trạng dây thần kinh kiểm soát chức năng tự chủ của cơ thể bị hư hại, gây ra ảnh hưởng đến huyết áp, kiểm soát thân nhiệt, quá trình tiêu hóa, chức năng của bàng quang và thậm chí tình dục.
Rối loạn thần kinh tự chủ hay rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa... Đây không phải là một bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động của hệ thần kinh tự chủ. Bệnh làm giảm khả năng hoạt động hoặc gây ra những bất thường của một hay nhiều chức năng tự động của cơ thể.
Tiểu đường là nguyên nhân thường gặp gây ra rối loạn thần kinh tự chủ, ngoài ra còn có những vấn đề sức khỏe khác – bao gồm cả nhiễm trùng. Một số thuốc cũng gây hư hại dây thần kinh. Triệu chứng và điều trị phụ thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn thần kinh tự chủ do đâu?
Rối loạn thần kinh tự chủ có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch, thương tổn các bộ phận của cơ thể, dây thần kinh; một số bệnh ung thư tấn công hệ miễn dịch. Sau đây là các nguyên nhân chính:
- Theo các nghiên cứu bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh tự chủ.
- Tổn thương dây thần kinh từ các cuộc phẫu thuật vùng cổ hay do xạ trị.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc tim mạch.
- Bệnh mạn tính như bệnh Parkinson.
- Bệnh truyền nhiễm: do virut và vi khuẩn, ngộ độc thức ăn, bệnh bạch hầu...
- Rối loạn di truyền.
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ rối loạn thần kinh tự chủ bao gồm:
- Tiểu đường: Đặc biệt khi tiểu đường khó kiểm soát làm tăng nguy cơ rối loạn thần kinh tự chủ và gây hư hại một số dây thần kinh. Bệnh nhân có tiểu đường kèm thừa cân, cao huyết áp hoặc mỡ máu cao cũng có nguy cơ cao.
- Những bệnh khác: Tác dụng phụ của một số thuốc khi điều trị các bệnh khác cũng làm tăng nguy cơ rối loạn thần kinh tự chủ.
Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn thần kinh tự chủ
Theo các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, rối loạn thần kinh tự chủ khiến cơ thể không kiểm soát được với nhiều biểu hiện như: khó thở, nhịp thở nhanh, nông hoặc chậm; rối loạn chức năng của ruột, bàng quang và khả năng sinh dục. Cơ thể xuất hiện các phản xạ thực vật ngoài da: dấu hiệu vẽ da nổi, vẽ da phản xạ, phản xạ dựng lông ở da. Hoặc tình trạng phản xạ ở tim mạch: phản xạ mắt-tim (phản xạ Aschner), nghiệm pháp đứng nằm.
Biểu hiện của rối loạn thần kinh tự chủ thường thấy là hội chứng rối loạn thần kinh tự chủ ở vỏ não, có những biểu hiện như chân tay lạnh, mạch nhanh, đau ngực, khó thở. Giảm tiết nước bọt, di tinh, táo bón… khiến bạn lầm tưởng với các triệu chứng bệnh lý thông thường.
Ngoài ra, hội chứng gian não (điển hình là cơn động kinh gian não) là triệu chứng rối loạn thần kinh tự chủ tác động ở trung khu thần kinh tự chủ quan trọng như: tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, nội tiết và giấc ngủ. Nếu tổn thương gian não, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn động kinh gian não:
- Tiền triệu: Đau đầu, thay đổi tính tình, dễ kích thích, chán ăn, xuất hiện một vài giờ đến một vài ngày trước đó.
- Khởi đầu: Sợ hãi, lo âu, cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị và ngáp vặt.
- Toàn phát: thời gian kéo dài từ vài phút đến vài giờ, rét run, nổi gai ốc, mặt tái nhợt hay đỏ bừng, khó thở, tăng huyết áp, mạch nhanh, giãn đồng tử, chóng mặt, ù tai và mệt mỏi.
- Cuối cơn: Vã mồ hôi, rối loạn tiểu tiện, đôi khi rối loạn tiêu hoá… Điện não có sóng chậm, nhọn.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
Những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh rối loạn thần kinh tự chủ?
Điều trị rối loạn thần kinh tự chủ chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị triệt để nhằm thiết lập sự cân bằng trong hệ thần kinh, sự cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm. Tuy nhiên, đến nay, hầu như các chuyên gia y tế mới chỉ điều trị triệu chứng.
Điều trị rối loạn thần kinh tự chủ bao gồm:
- Điều trị cơ bản: Mục tiêu đầu tiên là kiểm soát được bệnh và các vấn đề làm hư hại dây thần kinh. Nếu bạn có tiểu đường, cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết để ngừa chứng rối loạn thần kinh tự chủ tiến triển.
- Kiểm soát các triệu chứng đặc hiệu: Một số phương pháp giúp giảm triệu chứng của rối loạn, chủ yếu dựa vào phần cơ thể có dây thần kinh bị hư hại.
Trên đây là chia sẻ của chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về chứng bệnh rối loạn thần kinh tự chủ, qua bài viết này hi vọng bạn đọc có được kiến thức trong việc phòng ngừa cũng như phát hiện và điều tị bệnh kịp thời