Tìm hiểu biện pháp chẩn đoán và điều trị tình trạng gãy xương

Tìm hiểu biện pháp chẩn đoán và điều trị tình trạng gãy xươngGãy xương là tình trạng xương bị gãy, có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, để điều trị gãy xương bác sĩ sẽ dựa vào mức độ và vị trí xương bị gãy để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy, có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, để điều trị gãy xương bác sĩ sẽ dựa vào mức độ và vị trí xương bị gãy để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Tìm hiểu biện pháp chẩn đoán và điều trị tình trạng gãy xương

Tình trạng gãy xương

Hãy cùng các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về tình trạng gãy xương qua bài viết sau đây

Tình trạng gãy xương là gì?

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy. Tình trạng đó có thể xảy ra hay xuất hiện từ một vết nứt nhỏ cho đến sự gãy hay phá hủy xương hoàn toàn. Xương có thể bị gãy theo chiều dọc, chiều ngang, ở nhiều vị trí hoặc gãy thành nhiều mảnh. Hầu hết các vết nứt xương hay gãy xương xảy ra khi xương bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi nhiều lực tác động.

Gãy xương tùy vào mức độ và vị trí xương gãy sẽ có tác động ít nhiều đến bệnh nhân. Tuy nhiên, gãy xương nói chung khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong vận động, nếu không được xử lý kịp thời, có thể xảy ra những trường hợp xấu như biến dạng xương hay xương bị gãy xuyên qua da gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân dẫn tới gãy xương là

Gãy xương tiến triển khi xương chịu ảnh hưởng bỏi áp lực hay trọng lượng nặng vượt quá giới hạn khả năng chịu đựng bình thường của xương. Độ lớn của lực xác định mức độ nghiêm trọng của gãy xương.

Một số nguyên nhân thường gặp của gãy xương:

  • Té ngã.
  • Một lực mạnh đột ngột trực tiếp tác động vào cơ thể.
  • Chấn thương do tại nạn, hoạt động thể thao,…

Bác sĩ giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết csc yếu tố nguy cơ mắc dẫn tới gãy xương có thể do:

  • Tuổi cao
  • Loãng xương
  • Rối loạn nội tiết
  • Đang dùng corticoid
  • Lười vận động
  • Uống rượu bia, hút thuốc lá

Triệu chứng thường gặp khi gãy xương?

Hầu hết bệnh nhân gãy xương đều đau dữ dội khi chấn thương. Tình trạng đó trở nên tệ hơn khi bệnh nhân di chuyển hoặc chạm vào vị trí có tổn thương. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể chịu đựng được cơn đau. Tệ hơn, bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt hoặc ớn lạnh vì sốc.

Các triệu chứng khác của gãy xương bao gồm:

  • Âm thanh lạo xạo dưới da sau khi bị chấn thương
  • Sưng, đỏ và bầm tím ở vị trí vết thương
  • Khó vận động linh hoạt tại nơi bị gãy
  • Biến dạng tại vị trí xương gãy
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể thấy xương bị gãy xuyên qua da

Tìm hiểu biện pháp chẩn đoán và điều trị tình trạng gãy xương

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn

Phương pháp chẩn đoán và điều trị gãy xương

  • Chẩn đoán gãy xương

Nếu bạn nghi ngờ bị gãy xương, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bạn và khám tại vị trí bị tổn thương. Họ có thể yêu cầu bạn di chuyển vận động theo những cách nhất định để kiểm tra các dấu hiệu chấn thương.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị gãy xương, họ sẽ yêu cần bạn chụp X-quang. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để kiểm tra xương và các mô cơ quan xung quanh.

  • Điều trị gãy xương

Việc điều trị gãy xương sẽ tùy thuộc vào kiễu gãy và vị trí của xương bị gãy.

Bác sĩ sẽ cố gắng nắn hoặc xếp xương bị gãy trở lại vị trí ban đầu. Điều quan trọng là giữ cho các mảnh xương bị gãy không dịch chuyển cho đến khi chúng lành. Trong quá trình chữa bệnh, xương mới sẽ hình thành xung quanh các cạnh của mảnh xương vỡ. Nếu chúng được sắp xếp đúng và ổn định, xương mới sẽ kết nối các mảnh xương vỡ lại với nhau.

Bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để cố định xương gãy. Nó sẽ giúp giữ khu vực bị thương cố định và ngăn ngừa các mảnh xương gãy bị dịch chuyển trong khi quá trình lành xương

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ điều trị bằng hệ thống ròng rọc nằm trong khung kim loại trên giường của bạn. Hệ thống này sẽ tạo ra chuyển động nhẹ nhàng mà bác sĩ có thể sử dụng để ổn định vùng bị tổn thương tạo Sự kéo căng kéo giãn cơ và gân quanh xương giúp xương mau lành và đồng thời các cơ xung quanh không bị yếu đi.

Đối với gãy xương phức tạp, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng những thủ thuật cắt lọc, nối xương bên trong để sửa và nối các xương bị gãy vào vị trí bình thường và cố định bên ngoài để giữ cho xương của bạn không bị di chuyển.

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc để giúp bệnh nhân giảm đau, chống nhiễm trùng, hoặc ngăn ngừa các biến chứng khác. Sau giai đoạn điều trị ban đầu, bệnh nhân có thể tập vật lý trị liệu để có thể vận động sinh hoạt lại như bình thường trước đây.

Biện pháp phòng chống gãy xương

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, không thể ngăn chặn việc bạn bị gãy xương, nhưng có thể giữ cho xương của bạn được khỏe mạnh để ít gặp tổn thương hoặc có khả năng chống chịu tốt. Để duy trì sức khoẻ của xương, hãy ăn uống chế độ bổ dưỡng, bao gồm thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Điều quan trọng là tập luyện thể dục thường xuyên. Các bài tập thể dục đặc biệt hữu ích cho việc duy trì độ bền của xương. Ví dụ như đi bộ, đi bộ đường dài, chạy, khiêu vũ,…


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop