Tìm hiểu cách phòng chống bệnh chân tay miệng từ chuyên gia Điều dưỡng SG

Tìm hiểu cách phòng chống bệnh chân tay miệng từ chuyên gia Điều dưỡng SGThời tiết giao mua hiện nay là thời điểm mà căn bệnh chân tay miệng ở lứa tuổi trẻ em có nguy cơ gia tăng và có thể bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời.

Thời tiết giao mua hiện nay là thời điểm mà căn bệnh chân tay miệng ở lứa tuổi trẻ em có nguy cơ gia tăng và có thể bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời.

Tìm hiểu cách phòng chống bệnh chân tay miệng từ chuyên gia Điều dưỡng SG

Tìm hiểu cách phòng chống bệnh chân tay miệng từ chuyên gia Điều dưỡng SG

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh chân tay miệng lây truyền theo đường tiêu hóa và có khả năng gây thành dịch lớn. Ngoài ra bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết, các mụn bọc nước vỡ ra của người bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện nay bệnh chân tay miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văc xin phòng bệnh. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng và các biện pháp nhằm duy trì chức năng sống tránh các biến chứng xảy ra như suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng

Theo chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng về cơ bản thường gồm các triệu chứng sau:

- Đứa trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, sốt nhẹ, có trường hợp không sốt, bệnh nhân đau họng, biếng ăn và có thể tiêu chảy vìa lần trong ngày.

- Sau khi sốt từ 24- 48 tiếng, trẻ có biểu hiện loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính khoảng 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau. Bé bỏ ăn, bỏ bú và tăng tiết nước bọt.

- Phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, cẳng tay, đùi, mông, những nốt phỏng nổi cộm lên mặt da. Tồn tại trong thời gian ngắn sau đó để lại vết thâm. Hiếm khi loét hay bội nhiễm.

- Nếu trẻ nôn nhiều và sốt cao không hạ trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48h không đáp ứng với thuốc hạ sốt paracetamol dễ có nguy cơ biến chứng.

- Trẻ quấy khóc dai dẳng: trẻ có thể quấy khóc cả đêm, kéo dài khoảng 15- 20 phút rồi lại ngủ tiếp. Đó là tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm nhưng nhiều cha mẹ thường giải thíchđó là tình trạng các nốt phỏng ởi miệng gây đau.

- Giật mình: là biểu hiện khi trẻ đang chơi, bố mẹ có thể quan sát thấy trẻ có biểu hiện giật mình với tần suất tăng theo thời gian. Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh.

- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh.

Chủ động phòng chống bệnh chân tay miệng

Theo chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, để chủ động phòng chống bệnh chân tay miệng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch: rửa tay nhiều lần trong ngày đặc biệt ở các thời điểm trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ. Khi xà phòng và nước không có sắn, sử dụng khăn lau tay, gel bằng cồn cồn tiệt khuẩn.

- Vệ sinh tốt: ăn chín, uống chín là biện pháp đơn giản nhưng quan trọng nhất. Dụng cụ ăn uống cần được rửa sạch, phơi khô trước khi sử dụng. Khi rửa nên tráng lại một lượt nước sôi. Không mớn thức ăn cho trẻ, sử dụng nguồn nước sạch trong chế biến thức ăn và sinh hoạt hàng ngày. Giải thích lý do tại sao không nên ngón tay, bàn tay vào miệng. không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không dùng chung các vật dụng ăn uống.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, sàn nhà, bàn ghế… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Pha loãng thuốc tẩy chlorine, khoảng ¼ chén thuốc tẩy với 3,79 lít nước, dung dịch khử khuẩn cloramin B 2%...

- Cách ly người người truyền nhiễm: người bệnh hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không cho đến nhà trẻ, trường học, nơi trẻ chơi tập trung trong 10- 14 ngày đầu của bệnh

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử lý phân nước rác hợp lý, phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp lý.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đa số các trường hợp chân tay miệng tử vong đều do chậm trễ không chịu đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh hoặc tự điều trị tại nhà (phòng khám tư hoặc tự mua thuốc uống), khi trẻ có dấu hiệu nặng hay gọi là biến chứng mới đưa đến bệnh viện. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan trước bệnh chân tay miệng. Vì bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên phòng bệnh là biện pháp tốt nhất, được đặt lên hàng đầu.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop