Tìm hiểu cách phòng tránh loãng xương từ chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn

Tìm hiểu cách phòng tránh loãng xương từ chuyên gia Điều dưỡng Sài GònLoãng xuơng là tình trạng khá phổ biến đặc biệt ở phụ nữ sau sinh đẻ, mãn kinh, người trung niên. Triệu chứng loãng xương dần dà làm xương dễ gãy ngay cả một chấn thương nhỏ.

Loãng xuơng là tình trạng khá phổ biến đặc biệt ở phụ nữ sau sinh đẻ, mãn kinh, người trung niên. Triệu chứng loãng xương dần dà làm xương dễ gãy ngay cả một chấn thương nhỏ.

Tìm hiểu cách phòng tránh loãng xương từ chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn

Tìm hiểu cách phòng tránh loãng xương từ chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn

Cùng tìm hiểu về cách phòng tránh loãng xương từ chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn qua bài viết dưới đây

Bệnh loãng xương là gì?

Các nơi dễ vỡ như đốt sống, xương quay, xương đùi. Những người bị loãng xương toàn thân cũng có thể gãy xương sườn và xương dài. Đặc biệt nguy hiểm ở đối tượng người già, khi chỉ một chấn thương đụng chạm nhỏ cũng dễ gãy xương do xương giòn.

Sức mạnh của xương được thể hiện bởi chất lượng xương và tỉ trọng chất khoáng xương hay khối xương. Khối lượng xương tăng nhanh ở tuổi thanh niên,từ 18-20 tuổi đạt 90% khối xương rồi tăng chậm đến khoảng 30 tuổi. Trong khoảng 30-40 tuổi bắt đầu mất xương do giảm thành lập xương nhưng tương đối vẫn ổn định đến 50 tuổi, sau đó giảm liên tục ở phụ nữ sau mãn kinh. Suốt quãng đời của người trưởng thành, xương luôn chịu quá trình điều chỉnh để thích nghi với các lực tác động lên xương gọi là remodeling. Remodeling gồm có quá trình phá hủy sau đó là quá trình tái tạo xương mới.

Chế độ ăn phòng chống bệnh loãng xương

Để phòng chống bệnh loãng xương, các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết cần tuân thủ chế độ ăn sau:

  • Đảm bảo cho xương chắc khỏe, chúng ta nên cân bằng giữa chất dinh dưỡng và chất khoáng đặc biệt bổ sung đủ calci, vit D, protein và các chất dinh dưỡng khác.
  • Hạn chế ăn cafein vì gây tăng bài tiết Ca2+
  • Hạn chế alcol vì gây rối loạn chuyển hóa Ca2+ và vit D, sử dụng natri (trong muối ăn) <2,4g /ngày để tránh tăng thải Ca2+
  • Hạn chế thức uống coca
  • Tập thể dục thường xuyên và phòng té ngã

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Bổ sung Calci:

  • 14-18 tuổi: 1300mg/ngày
  • 19-50 tuổi: 1000mg/ngày
  • 50-70 tuổi, > 70 tuổi: 1200mg/ngày

Calci carbonat là muối được lựa chọn vì có tỉ lệ calci cao nhất (40%), rẻ tiền nhất. Nên uống lúc bụng no để tăng hấp thụ, Tác dụng phụ có thể bị táo bón (khắc phục bằng việc uống nhiều nước và chia nhỏ liều thuốc), đầy hơi, khó chịu, có thể gây sỏi thận.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy

Bổ sung Vitamin D:

Để hấp thu calci tối đa cần duy trì nồng độ ở mức bình thường. Nên dùng tối thiểu 800 đơn vị/ ngày vit D nhằm duy trì ở mức bình thường. Mỗi ngày dùng trên 1 viên đa sinh tố hay liều cao dầu gan cá không được khuyến khích vì nguy cơ quá liều vitamin A, điều đó làm tăng mất xương.Mỗi đợt điều trị vitamin D khoảng 3 tháng mới đạt nồng độ ổn định vit D. Người có vit D huyết thiếu sẽ có nguy cơ cao bị nhuyễn xương. Bệnh nhân bị gan thận nặng nên dùng loại vit D có hoạt tính vì tổn thương gan thận sẽ thiếu hụt men chuyển hóa vit D.

Trên đây là một số biện pháp để phòng tránh bệnh loãng xương mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã thống kê đến các bạn, hi vọng qua bài viết bạn có những kiến thức cơ bản để có một cuộc sống vui khỏe.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop