Bệnh động mạch ngoại biến là một dạng rối loạn tuần hoàn, khiến lượng máu tới tim, não và chi dưới bị suy giảm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng khá nguy hiểm
Bệnh động mạch ngoại biên là một dạng rối loạn tuần hoàn
Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để được chia sẻ những thông tin cụ thể nhất về bệnh động mạch ngoại biên.
Bệnh động mạch ngoại biên là gì?
Bệnh động mạch ngoại biên là một dạng rối loạn tuần hoàn thường gặp trong đó các động mạch bị hẹp làm giảm lượng máu đến các chi dưới. Khi bạn mắc bệnh động mạch ngoại biên, các chi - đặc biệt chi dưới - không được nhận đủ máu để đáp ứng nhu cầu của nó, gây ra các triệu chứng như đau chân (đau cách hồi) khi đi bộ.
Nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên?
Bệnh động mạch ngoại biên thường được gây ra bởi xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, chất béo tích tụ ở thành mạch làm giảm lượng máu.
Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tim và các động mạch trong cơ thể. Khi bệnh xảy ra ở các động mạch dẫn đến chi dưới, nó sẽ gây bệnh động mạch ngoại biên.
Một nguyên nhân ít gặp hơn gây bệnh động mạch ngoại biên có thể do tình trạng viêm, tổn thương ở chi, bất thường giải phẫu của dây chằng hoặc cơ, hoặc tiếp xúc phóng xạ.
Triệu chứng thường gặp của bệnh động mạch ngoại biên?
Trong khi một số người mắc bệnh động mạch ngoại biên không biểu hiện hoặc có triệu chứng nhẹ, một vài người khác có biểu hiện đau chân (đau cách hồi) khi đi bộ.
Triệu chứng đau chân này bao gồm đau cơ hoặc vọp bẻ ở chân hay tay khi đang làm một hoạt động gì đó, như đi bộ, nhưng nó sẽ biến mất sau vài phút nghỉ ngơi. Vị trí đau còn phụ thuộc vào nơi động mạch bị tắc hoặc hẹp, đau ở đùi là chỗ thường gặp nhất.
Mức độ đau rất đa dạng, từ một khó chịu nhẹ cho đến suy nhược cơ. Cơn đau nặng có thể làm bạn khó đi hoặc khó làm các động tác khác.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các triệu chứng bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:
- Đau ở hông, đùi khi hoạt động, như đi bộ hoặc leo cầu thang.
- Tê hoặc yếu chân
- Lạnh ở phần thấp của chân hoặc ở bàn chân
- Đau không hồi phục ở ngón chân, bàn chân hoặc chân
- Chân đổi màu
- Rụng lông hoặc lông mọc ít ở chân
- Móng chân mọc chậm
- Vùng da bóng ở chân
- Mạch chân yếu hoặc không có
- Rối lọan chức năng sinh dục ở nam
Nếu bệnh đang tiến triển, bạn có thể bị đau ngay cả khi ngồi nghỉ hoặc nằm xuống. Cơn đau có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Thả chân xuống cạnh giường hoặc đi bộ quanh phòng có thể tạm thời làm giảm đau.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
Những phương pháp điều trị bệnh động mạch ngoại biên
Sử dụng Thuốc
Với viện pháp sử dụng thuôc, các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết bạn nên sử dụng các loại thuốc sau đây:
- Thuốc giảm cholesterol: Bác sĩ có thể kê thuốc giảm cholesterol để giảm nguy cơ nhồi máu tim và đột quỵ. Mục đích điều trị là làm giảm LDL cholesterol - một cholesterol “xấu” – xuống còn ít hơn 100 mg/dL hoặc 2.6 mmol/L. Mức LDL này có thể sẽ phải làm cho thấp hơn nữa nếu bạn có các yếu tố nguy cơ nhồi máu và đột quị, đặc biệt là tiểu đường hoặc tiếp tục hút thuốc lá.
- Thuốc trị cao huyết áp: Nếu bạn bị tăng huyết áp, bác sĩ sẽ cho thuốc này để làm giảm huyết áp. Mục đích là để làm giảm huyết áp tâm thu (số nằm trên) xuống 140mmHg hoặc nhỏ hơn và huyết áp tâm trương (số nằm dưới) xuống 90mmHg hoặc nhỏ hơn. Nếu bạn bị tiểu đường, huyết áp mục tiêu sẽ là dưới 130/80 mmHg.
- Thuốc kiểm soát đường huyết: Nếu bạn bị tiểu đường, sẽ rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Hãy hỏi bác sĩ về mục tiêu đường huyết mà bạn cần phải đạt được là bao nhiêu và bạn cần phải làm những gì.
- Thuốc ngăn máu đông. Vì bệnh động mạch ngoại biên liên quan đến việc làm giảm lượng máu ở các chi nên việc cải thiện dòng máu là cần thiết.
Ngoài ra bạn cũng cần sử dụng thuốc giúp làm giảm triệu chứng: Thuốc làm tăng dòng máu đi đến các chi và làm giãn mạch, đặc biệt còn giúp điều trị đau cách hồi ở chân. Các tác dụng phụ thường gặp có thể là đau đầu hoặc tiêu chảy.
Phương pháp nong mạch và phẫu thuật
Trong một số trường hợp, nong mạch hoặc phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị bệnh
- Nong mạch: Một catheter sẽ được đưa vào động mạch bị ảnh hưởng. Tại đây, một bong bóng nhỏ sẽ được bơm phồng lên nhằm mở rộng động mạch và san phẳng thứ làm tắc nghẽn trên thành động mạch, đồng thời làm căng động mạch để làm tăng lưu lượng máu.
- Bác sĩ có thể đặt stent vào động mạch để giữ nó được mở rộng: Thủ thuật này tương tự như đặt stent ở động mạch tim.
- Phẫu thuật bắc cầu: Bác sĩ có thể tạo một cầu nối bằng cách sử dụng mạch máu khác trong cơ thể hoặc dùng sợi tổng hợp. Kĩ thuật này cho phép máu chảy ra ngoài vùng động mạch bị tắc hoặc hẹp.
- Liệu pháp tiêu sợi huyết: Nếu bạn bị cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, bác sĩ có thể cho tiêm thuốc làm tan cục máu đông.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh động mạch ngoại biên từ các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, qua bài viết hi vọng bạn có những thông tin chi tiết về bệnh, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.