Táo bón là một hội chứng đường tiêu hóa rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Cùng điều dưỡng Sài Gòn tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị táo bón ở trẻ em nhé!
Chế độ ăn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng táo bón ở trẻ
Táo bón là gì?
Táo bón là trạng thái đi cầu phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu trong tình trạng ăn uống bình thường.
Trẻ bị coi là táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần với trẻ đang bú mẹ và dưới 2 lần một tuần với trẻ lớn.
Nguyên nhân gây táo bón?
- Chế độ ăn: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh táo bón. Theo chia sẻ của giảng viên Cao Đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, khi trẻ không chịu ăn rau xanh, hoa quả, trẻ lười uống nước, chỉ uống nước khi thực sự khát hoặc do cha mẹ cho trẻ uống sữa thay nước làm cơ thể thiếu nước, kích thích ruột già hấp thu lại nước khiến phân trở nên khô và cứng gây ra táo bón. Trẻ thích ăn các loại thực phẩm như kẹo ngọt, sô cô la, nước ngọt, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh trong khi tất cả những loại thực phẩm này đều không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Ngoài ra khi trẻ bước qua giai đoạn ăn dặm trẻ cũng dễ bị táo bón vì dạ dày của trẻ đã quen với việc xử lý và tiêu hóa sữa mẹ. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm trẻ phải tập tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn nên cũng dễ bị táo bón.
- Sử dụng sữa công thức không phù hợp cũng có thể gây táo bón cho trẻ.
- Chế độ sinh hoạt: Trẻ hay ngồi lì một chỗ xem tivi, điện thoại… Trẻ lười vận động là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Vì lúc này nhu động ruột giảm, phân di chuyển chậm hơn, ứ đọng lâu ngày gây táo bón. Ngoài ra lười vận động có thể khiến trẻ đối mặt với một số nguy cơ bệnh tật như béo phì, huyết áp, tim mạch…
- Do sử dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ, đường ruột khỏe mạnh binh thường luôn có tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn ở mức cân bằng. Tuy nhiên khi sử dụng kháng sinh sẽ làm giảm số lượng lợi khuẩn và sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột chính điều này là nguyên nhân gây táo bón hay một số bệnh lý đường tiêu hóa khác của trẻ.
- Do trẻ đi tiêu không đúng giờ giấc: Ở độ tuổi nhà trẻ hay khi đi học trẻ sợ cô giáo hay xấu hổ với bạn bè nên rất hay có thói quen nhịn đi ngoài lâu dần tạo thành một thói quen khiến trẻ mất phản xạ tự nhiên sinh ra táo bón.
Khi trẻ bị táo bón cần cho trẻ ăn những đồ ăn có tính chất nhuận tràng
Khi nào thì nghĩ trẻ bị táo bón?
- Khoảng cách giữa hai lần đi tiêu dài hơn 3 ngày.
- Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to.
- Trẻ đi tiêu khó khăn, không đi được, đau, són phân, kêu khóc và rất sợ đi tiêu.
- Có thể kèm theo các triệu chứng đau bung, lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn, bụng chướng, sờ có thể thấy có nhiều cục phân ở đại tràng.
Làm thế nào để giúp trẻ hết táo bón?
- Chế độ ăn uống: Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và quả chín, chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi đồng thời cũng nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau quả chín. Đối với trẻ lớn nên hạn chế các loại hoa quả có thể gây táo bón như ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, cà phê…
- Nếu trẻ nhỏ bị táo bón trong lúc đang bú mẹ cách tốt nhất để điều trị táo bón cho trẻ được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra đó là cho mẹ uống nhiều nước và điều chỉnh chế độ ăn của mẹ.
- Chế độ vận động: Tăng cường cho trẻ vận động có thể là chạy nhảy, nô đùa, hoặc tập thể dục, thể thao đối với trẻ lớn.
- Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện: cho trẻ đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày đồng thời xoa bụng trẻ dọc theo khung đại tràng để kích thích tăng nhu động ruột. Dặn dò trẻ không nên nhịn đại tiện.