Cường giáp là một bệnh lý về tuyến giáp phổ biến do tuyến giáp hoạt động quá mức. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như triệu chứng giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Cường giáp là một bệnh lý về tuyến giáp phổ biến do tuyến giáp hoạt động quá mức
Cường giáp là bệnh gì?
Cường giáp là tên gọi tắt của cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết.
Tuyến giáp là một trong số tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp bao gồm điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh cũng như điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Nếu cơ thể có quá nhiều hormone này sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh cường giáp.
Nguyên nhân gây bệnh cường giáp là do đâu?
Trong một số bệnh lý, bao gồm bệnh Graves (Basedow), nhân độc tuyến giáp, bệnh Plummer (bướu giáp đa nhân hóa độc) và viêm tuyến giáp đều có thể gây ra cường giáp. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cường giáp là do bệnh Graves. Bệnh Graves là một loại bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh này, tuyến giáp sẽ bị tấn công và gây ra bệnh cường giáp. Theo thống kê của các nhà khoa học khoảng 80-90% người bị cường giáp bị mắc bệnh Graves.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm viêm tuyến giáp, bướu độc hay sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp. Viêm tuyến giáp còn là tình trạng viêm nhiễm của tuyến giáp. Bướu cổ là một khối u tuyến giáp tiết ra hormone tuyến giáp. Tuy nhiên trong một số trường hợp không thể xác định rõ nguyên nhân bệnh. Bệnh có thể di truyền trong gia đình nhưng không lây nhiễm.
Cường giáp, đặc biệt khi nó là triệu chứng của bệnh Graves, thường có xu hướng di truyền và phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Nếu một thành viên khác của gia đình mắc bệnh về tuyến giáp, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp hơn những người khác.
Cường giáp là một căn bệnh phổ biến ở tuyến giáp. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân nữ bị cường giáp cao gấp 3 lần nam giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào tuy nhiên sẽ ít thể hiện thành triệu chứng hơn ở người cao tuồi.
Triệu chứng thường gặp của bệnh cường giáp là gì?
Triệu chứng của cường giáp thường không đặc hiệu, khiến cho việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp thường đa dạng, bao gồm:
- Giảm cân đột ngột, dù chế độ ăn không đổi hay ăn nhiều hơn
- Nhịp tim nhanh - thường là hơn 100 lần/phút - nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) hay hồi hộp (đánh trống ngực)
- Tăng cảm giác thèm ăn
- Bồn chồn, lo lắng, dễ cáu gắt
- Rung rẩy - thường run ở bàn và đầu ngón tay với biên độ nhỏ, tần số cao
- Đổ nhiều mồ hôi
- Rối loạn kinh nguyệt
- Tăng nhạy cảm với nhiệt độ
- Thay đổi hoạt động ruột, cụ thể là tăng nhu động ruột
- Tuyến giáp to lan tỏa (bướu cổ), biểu hiện như cổ sưng to
- Mệt mỏi, yếu cơ
- Khó ngủ
- Da mỏng
- Tóc dễ rụng
Người lớn tuổi thường biểu hiện triệu chứng không điển hình, chẳng hạn như tăng nhịp tim, sợ nóng và mệt mỏi trong cả các hoạt động bình thường.
Đào tạo Kỹ thuật viên hình ảnh y học năm 2019
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh cường giáp?
Điều trị cường giáp thường mang lại kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn có những trường hợp bệnh tái phát. Có 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp mà giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chỉ ra đó là: nội khoa, ngoại khoa và xạ trị .
Việc chọn phương pháp điều trị phù hợp còn tùy trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào: tuổi, tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế ,…
Điều trị nội khoa
- Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng giáp.
- Thuốc ức chế giao cảm: Thời gian điều trị từ 18 – 24 tháng. Sau 2 tháng dùng thuốc kháng giá, các triệu chứng được cải thiện rõ, vì lúc này chức năng tuyến giáp đã trở về bình thường.
Phụ nữ tuổi sinh sản trong thời gian điều trị cường giáp, sau khi đã ổn định tình trạng cường giáp và dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa nội tiết vẫn có thể có thai và sinh con bình thường.
Khoảng 0,5% trường hợp có thể có tai biến giảm bạch cầu trong 3 tháng đầu điều trị với thuốc kháng giáp. Ít gặp tình trạng vàng da được cho là do tắc mật.
Kết quả điều trị: 60-70% khỏi bệnh (trước đây cho là chỉ 50%). Khoảng 30% tái phát sau khi ngưng điều trị nội khoa.
Điều trị ngoại khoa
Đó là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp. Triệu chứng sẽ được cải thiện rõ vài tuần đầu sau mổ. Khoảng 1% có thể bị tai biến suy giáp hoặc tổn thương dây thần kinh quặt ngược dẫn đến khàn tiếng hoặc giọng nói yếu, hoặc tổn thương tuyến cận giáp gây co giật do hạ canxi máu. Tỷ lệ tái phát khoảng 20%.
Xạ trị
Nguời bệnh được điều trị với uống iod phóng xạ (Iod 131). Phương pháp này an toàn cho người bệnh trên 40 tuổi, thể trạng yếu không cho phép điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Nhưng không dùng cho thai phụ và trẻ em vì nguy cơ đột biến gen.