Ung thư xương là một bệnh lý bất thường của xương khớp gây nên những ảnh hưởng lớn và đặc biệt nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt, công việc của người bệnh
Ung thư xương có nhiều loại khác nhau
Ung thư xương là gì?
Ung thư xương là một loại bệnh ung thư, thường bắt đầu ở xương. Ung thư xương có thể bắt đầu ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, nhưng phổ biến nhất và thường gặp nhất là xương dài của cánh tay và cẳng chân.
Có nhiều loại ung thư xương. Một số loại chủ yếu xảy ra ở trẻ em, trong khi những loại khác phần lớn xảy ra trên người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh không bao gồm những loại ung thư bắt nguồn từ những nơi khác trên cơ thể và lan đến xương, ví dụ như ung thư vú di căn xương.
Ung thư xương là căn bệnh rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời tỉ lệ tử vong rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương là do đâu?
Bac sĩ Phạn Anh Tú - Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân của hầu hết các loại ung thư xương. Các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được rằng ung thư xương xuất phát từ một sai sót trên hệ thống DNA của tế bào. Lỗi sai đó khiến tế bào phát triển và phân chia một cách mất kiểm soát. Đến khi hết thời gian sống của nó, tế bào vẫn tiếp tục sinh trưởng thay vì phải chết đi theo chu kỳ. Những tế bào bị đột biến nói trên dần hợp thành khối u và nó có thể xâm lấn những cấu trúc xung quanh hoặc di căn đến những vùng khác của cơ thể.
Các loại ung thư xương
- U xương ác tính (sarcom tạo xương): Bắt nguồn từ những tế bào xương, hay gặp nhất ở trẻ em và người trẻ, và ở xương cẳng chân hoặc cánh tay.
- Bệnh sarcom sụn: Bắt nguồn từ những tế bào sụn, thường xuất hiện ở khung chậu, cẳng chân, cánh tay, gặp ở người trung niên và cao tuổi.
- Bệnh sarcom Ewing: Chưa rõ bệnh bắt nguồn từ loại tế bào nào của xương, nhưng những khối u thường xuất hiện ở khung chậu, cẳng chân, cánh tay của trẻ em và người trẻ.
Đào tạo Kỹ thuật viên hình ảnh y học tại Sài Gòn
Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư xương là gì?
- Đau ở khu vực quanh khối u: Đau là triệu chứng thường gặp sớm nhất. Bắt đầu bằng những cơn đau kéo dài và đau nhiều vào ban đêm khi cơ bắp thư giãn. Nhưng triệu chứng đau này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác ngoài ung thư, như đau do tăng trưởng ở trẻ và viêm khớp. Vì vậy nên đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Đối với trẻ em, triệu chứng này có thể bị nhầm thành bong gân hoặc sự phát triển của xương lúc dậy thì nên cha mẹ cần hết sức lưu ý.
- Đau ở xương: Khi bị ung thư xương, dấu hiệu thường thấy ở người bệnh đó chính là tình trạng đau ở xương. Cơn đau có thể đến và xảy ra bất kì lúc nào, không cố định thời gian. Ban đêm cơn đau thường tồi tệ hơn và khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển.
- Xuất hiện hiện tượng sưng vù xung quanh vùng xương bị ung thư: khi khối u phát triển to thì người bệnh sẽ nhìn thấy hiện tượng sưng. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy khối u nếu phần xương bị ảnh hưởng nằm sâu trong các mô thịt.
- Giảm khả năng cử động: khi bị ung thư xương thì khả năng cử động của người bệnh bị giảm đáng kể. Nếu ung thư nằm ở vị trí gần khớp, khối u có thể làm khớp đó cử động khó khăn. Nếu ung thư nằm ở xương sống, nó sẽ tạo sức ép lên các dây chằng trong xương sống và làm các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói.
- Gãy xương: ung thư xương có thể được phát hiện khi một xương nào đó bị yếu đi do ung thư và gẫy khi bạn bị ngã nhẹ hoặc bị tai nạn.
- Ngoài ra thì người bị ung thư xương sẽ có các triệu chứng trên toàn cơ thể như mệt mỏi, sốt cao hoặc ra mồ hôi, sút cân nhanh.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh ung thư xương?
Mục tiêu điều trị ung thư xương phụ thuộc vào từng loại hay giai đoạn của ung thư, tình trạng sức khỏe và mong muốn của người bệnh. Những loại ung thư khác nhau sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, và bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Hóa trị: Sử dụng hóa trị trước mổ để đánh giá độ đáp ứng của cơ thể với liệu trình hóa trị, đồng thời tiên lượng bệnh xem tốc độ thu nhỏ của u như thế nào. Phác đồ sử dụng hóa chất phổ biến hiện nay là phối hợp 3 hóa chất (theo chỉ định - liên hệ với bác sĩ để tìm hiểu kỹ hơn), mỗi đợt 21 ngày và chỉ dùng thuốc vào 3 ngày đầu để tiêm vào đường tĩnh mạch. Hóa chất còn được sử dụng sau mổ để giảm thiểu khả năng ung thư tái phát cũng như hạn chế di căn xa.
Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị ung thư xương với mục tiêu là bảo tồn chức năng vận động, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u kèm theo ghép phục hồi đoạn xương giả để thay thế đoạn xương đã mất nếu có. Phương pháp phẫu thuật ung thư xương là giữ được mạch máu và tổ chức cơ đảm bảo khả năng vận động, đồng thời giữ được phần da che phủ.