Nhiễm sán lá xảy ra trên toàn thế giới. Sán lá có chu kỳ sống phức tạp, xen kẽ sự phát triển vô tính và hữu tính ở những vật chủ khác nhau. Vậy có nhưng loại sán lá nào và những triệu trứng thường gặp?
Nhiễm sán lá có thể gây nguy hại đến tính mạng
Nhiễm sán lá là bệnh gì?
Tùy thuộc vào môi trường chúng kí sinh trong vật chủ bị nhiễm bệnh, theo các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, sán lá có thể được phân loại thành:
- Sán lá máu: Schistosoma haematobium, Schistosoma mansoni, Schistosoma japonicum, Schistosoma mekongi, Schistosoma intercalatum.
- Sán lá gan: Fasciola hepatica, Clonorchis sinensis (còn gọi là Opisthorchis sinensis), Opisthorchis viverrini.
- Sán lá phổi: Paragonimus westermani.
- Sán lá ruột: Fasciolopsis buski, Metagonimus yokogawai, Heterophyes heterophyes.
Các vật chủ trung gian là cá, tôm cua và ốc các loại. Không có dấu hiệu lâm sàng đặc hiệu cho việc nhiễm sán lá.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm sán lá?
Ăn cá sống hoặc chưa được nấu chín là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm sán Clonorchis và Opisthorchis ở các vùng lưu hành. Các trường hợp hiếm gặp xảy ra ở Mỹ do tiêu thụ cá nhập khẩu.
Nhiễm sán Fasciola do ăn thực vật chưa được rửa sạch như cải xoong, rau cần tây…và cá chưa nấu chín.
Nhiễm sán Pargonimus do ăn cua và tôm chưa nấu chín hoặc ngâm trong muối.
Triệu chứng thường gặp của bệnh nhiễm sán lá là gì?
Sán lá gan nhỏ (Clonorchis và Opisthorchis)
- Nhiễm C. sinensis và O. viverrini cấp tính thường không có triệu chứng. Ngay sau khi nhiễm C. Sinensis, người bệnh có thể nổi mề đay, đau hạ sườn phải và sốt. Sốt cao, đau khớp và hạch to cũng như đau bụng có thể xảy ra sau khi nhiễm O. felineus. Các triệu chứng mãn tính bao gồm đau bụng và khó chịu, sụt cân và biếng ăn.
- Gan to và đau hạ sườn phải có thể gặp trong cả 2 trường hợp cấp tính và mãn tính.
Sán lá gan lớn (Fasciola)
- Hội chứng đặc biệt có liên quan đến các giai đoạn cấp tính và mãn tính của nhiễm trùng
- Giai đoạn cấp tính có thể kéo dài trong vài tháng và xảy ra trong vòng vài tuần sau khi bị nhiễm trùng. Các triệu chứng liên quan đến việc ấu trùng của ký sinh trùng di chuyển đến nhu mô gan bao gồm đau bụng, ho, nổi mề đay và sốt. Các triệu chứng của nhiễm trùng mạn tính thường không đặc hiệu và tương tự như ở Clonorchis và Opisthorchis.
Sán lá ruột
- Hầu hết các bệnh nhiễm sán đều không có triệu chứng.
- Nhiễm sán nặng có thể xuất hiện sốt, sụt cân, đau bụng, tiêu chảy, phù toàn thân và tắc nghẽn.
Sán lá phổi
Các triệu chứng chủ yếu bao gồm ho mãn tính, ho ra máu và có đờm màu nâu.
- Đau ngực và khó thở khá phổ biến.
- Nhiễm sán cấp tính có thể kèm theo đau bụng, tiêu chảy và nổi mề đay hoặc không có triệu chứng.
- Kí sinh ngoài phổi có thể dẫn đến các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng. Kí sinh ở hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến nhức đầu, co giật, các triệu chứng thần kinh khu trú hoặc viêm màng não.
Tìm hiểu cách điều trị cùng chuyên gia Dược Sài Gòn
Biến chứng của bệnh nhiễm sán lá?
Sán lá gan
- Các biến chứng lâu dài liên quan đến nhiễm trùng mãn tính với tất cả các sán lá gan bao gồm đau hạ sườn phải, chán ăn và sụt cân.
- Các biến chứng liên quan đến việc viêm và tắc nghẽn do số lượng sán quá nhiều như viêm túi mật, viêm đường mật, áp xe gan và viêm tụy.
- Ung thư đường mật có liên quan đến nhiễm Opisthorchis và Clonorchis mãn tính.
- Ấu trùng F. Hepatica kí sinh lạc chỗ trong giai đoạn cấp tính ban đầu có thể dẫn đến các nốt sần và triệu chứng viêm ở hầu hết các cơ quan.
Sán lá ruột
Tắc ruột và tắc nghẽn có thể xảy ra khi có quá nhiều sán tại một vị trí. Đôi khi, sự xâm nhập trứng sán thông qua hệ tuần hoàn có thể gây ra biến chứng thần kinh nghiêm trọng.
Sán lá phổi
Ấu trùng di chuyển, xâm nhập não bộ là biến chứng ngoài phổi phổ biến và nghiêm trọng nhất của nhiễm trùng P. westermanii.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh nhiễm sán lá?
Các Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết Praziquantel vẫn là thuốc được lựa chọn cho tất cả các trường hợp nhiễm sán lá ngoại trừ nhiễm fasciolia, khi đó bithionol là thuốc được lựa chọn. Ngoài ra còn có các thuốc thay thế như Albendazole, triclabendazole, nitazoxanide…
Có thể cần điều trị phẫu thuật cho các biến chứng nhiễm sán lá, như ung thư biểu mô bàng quang ở bệnh nhân nhiễm sán máng đường tiểu, xơ hóa và dày thành ruột ở những người bị bệnh sán máng ruột, viêm đường mật tiến triển ở những người bị bệnh sán lá gan và ung thư đường mật ở những người bị nhiễm clonorchiasis.
Làm thế nào để phòng chống bệnh nhiễm sán lá?
- Diệt trừ các loài kí chủ thân mềm như ốc để kiểm soát việc nhiễm các loại sán máng, sán ở ruột, gan và phổi.
- Vệ sinh, xử lý đúng cách chất thải của người và động vật để tránh ô nhiễm nước.
- Điều trị bằng thuốc cho người bị nhiễm bệnh.
- Tránh sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thực vật thủy sinh, trái cây, các loại cá, cua và gan sống.
- Rửa và làm sạch thật kỹ rau sống và thực vật thủy sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng sán lá ruột.
- Nấu chín kỹ các loại rau trồng dưới nước trước khi ăn.
- Nấu chín cua tôm cá trước khi ăn để tránh nhiễm sán lá phổi, sán lá gan.