Tìm hiểu về kháng sinh nhóm Macrolid và nhóm Lincosamid

Tìm hiểu về kháng sinh nhóm Macrolid và nhóm LincosamidKháng sinh nhóm Macrolid và nhóm Lincosamid là những kháng sinh phổ biến được các bác sĩ kê đơn trong quá trình điều trị bệnh. Vậy bạn đã biết những gì về hai nhóm kháng sinh này?

Kháng sinh nhóm Macrolid và nhóm Lincosamid là những kháng sinh phổ biến được các bác sĩ kê đơn trong quá trình điều trị bệnh. Vậy bạn đã biết những gì về hai nhóm kháng sinh này?

Tìm hiểu về kháng sinh nhóm Macrolid và nhóm Lincosamid

Nhóm Macrolid và nhóm Lincosamid là những kháng sinh phổ biến

Hãy cùng các dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu thông tin về kháng sinh nhóm Macrolid và nhóm Lincosamid qua bài viết sau đây!

KHÁNG SINH NHÓM MACROLID

Phân loại

Các Macrolid có thể là sản phẩm tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh, cũng có thể là các kháng sinh bán tổng hợp.

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tùy theo cấu trúc hóa học, có thể chia kháng sinh nhóm Macrolid thành 3 phân nhóm:

  • Cấu trúc 14 nguyên tử Carbon: Erythromycin, Oleandomycin, Roxithromycin, Clarithromycin, Dirithromycin.
  • Cấu trúc 15 nguyên tử carbon: Azithromycin.
  • Cấu trúc 16 nguyên tử carbon: Spiramycin, Josamycin.

Phổ kháng khuẩn

Macrolid có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu tập trung vào một số chủng vi khuẩn Gram-dương và một số vi khuẩn không điển hình.

Macrolid có hoạt tính trên cầu khuẩn Gram-dương (liên cầu, tụ cầu), trực khuẩn Gram-dương (Clostridium Perfringens, Corynebacterium Diphtheriae, Listeria Monocytogenes).

Thuốc không có tác dụng trên phần lớn các chủng trực khuẩn Gram-âm đường ruột và chỉ có tác dụng yếu trên một số chủng vi khuẩn Gram-âm khác như H. influenzae và N. meningitidis, tuy nhiên lại có tác dụng khá tốt trên các chủng N. Gonorrhoeae.

Kháng sinh nhóm Macrolid tác dụng tốt trên các vi khuẩn nội bào như Campylobacter jejuni, M. Pneumoniae, Legionella Pneumophila, C. Trachomatis, Mycobacteria (bao gồm M. Scrofulaceum, M. kansasii, M. Avium-Intracellulare – nhưng không tác dụng trên M. Fortuitum).

Tác dụng không mong muốn (ADR)

ADR thường gặp nhất là các tác dụng trên đường tiêu hoá: gây buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy (gặp khi dùng đường uống), viêm tĩnh mạch huyết khối (khi tiêm tĩnh mạch). Thuốc bị chuyển hoá mạnh khi qua gan nên có thể gây viêm gan hoặc ứ mật. Có thể gây điếc, loạn nhịp tim nhưng với tỷ lệ thấp.

Những ADR thông thường như gây dị ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn cũng gặp với nhóm kháng sinh này.

Tìm hiểu về kháng sinh nhóm Macrolid và nhóm Lincosamid

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

KHÁNG SINH NHÓM LINCOSAMID

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nhóm kháng sinh Lincosamid bao gồm hai thuốc là Lincomycin và Clindamycin, trong đó Lincomycin là kháng sinh tự nhiên, Clindamycin là kháng sinh bán tổng hợp từ Lincomycin.

Phổ kháng khuẩn

Kháng sinh nhóm Lincosamid có phổ kháng khuẩn tương tự như kháng sinh nhóm Macrolid trên Pneumococci, S. Pyogenes, và Viridans Streptococci. Thuốc có tác dụng trên S. Aureus, nhưng không có hiệu quả trên S. Aureus kháng Methicilin. Thuốc cũng không có tác dụng trên trực khuẩn Gram-âm hiếu khí.

Khác với Macrolid, kháng sinh Lincosamid có tác dụng tốt trên một số chủng vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là B. Fragilis. Thuốc có tác dụng tương đối tốt trên C. Perfringens, nhưng có tác dụng khác nhau trên các chủng Clostridium spp. khác.

Cũng khác với Macrolid, kháng sinh nhóm này chỉ tác dụng yếu hoặc không có tác dụng trên các chủng vi khuẩn không điển hình như M. Pneumoniae hay Chlamydia spp.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là gây ỉa chảy, thậm chí trầm trọng do bùng phát Clostridium Difficile, gây viêm đại tràng giả mạc có thể tử vong. Viêm gan, giảm bạch cầu đa nhân trung tính cũng gặp nhưng hiếm và có thể hồi phục.

Trên đây là những thông tin về kháng sinh nhóm Macrolid và nhóm Lincosamid mà các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!

Nguồn: Nghĩa Lê pharmacist


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop