Tổng hợp 12 cặp thuốc Dược sĩ cực kỳ kiêng kị khi kết hợp với nhau

Tổng hợp 12 cặp thuốc Dược sĩ cực kỳ kiêng kị khi kết hợp với nhauViệc sử dụng kết hợp các loại thuốc không qua sự chỉ dẫn của Dược sĩ sẽ mang lại nhiều nguy hiểm đến tính mạng, dưới đây là 12 cặp thuốc mà Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo khi sử dụng kết hợp với nhau

Việc sử dụng kết hợp các loại thuốc không qua sự chỉ dẫn của Dược sĩ sẽ mang lại nhiều nguy hiểm đến tính mạng, dưới đây là 12 cặp thuốc mà Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo khi sử dụng kết hợp với nhau

Tổng hợp 12 cặp thuốc Dược sĩ cực kỳ kiêng kị khi kết hợp với nhau

Tổng hợp 12 cặp thuốc kỵ nhau, chống chỉ định dùng kết hợp cùng lúc

Thuốc chống đông máu và thuốc Omega – 3

Thuốc chống đông máu (như Wafarin, Aspirin) được kê đơn với mục đích chính là giảm nguy cơ huyết khối. Còn Omega – 3 là acid béo không no có tác dụng làm giảm Cholesterol, tốt cho những người bị bệnh tim mạch.

Cả hai nhóm thuốc đều có tác dụng điều trị riêng, nhưng khi dùng thuốc chống đông máu cùng với omega – 3 có thể xảy ra tương tác thuốc. Cụ thể, Omega – 3 làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu, từ đó tăng nguy cơ chảy máu cho bệnh nhân.

Cây cỏ ban và thuốc tránh thai

Cây cỏ ban thường được dùng trong dân gian để điều trị bệnh trầm cảm. Nhưng khi dùng cùng với thuốc tránh thai, cây cỏ ban có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai và gây mang thai ngoài ý muốn.

Cách phòng tránh cặp tương tác thuốc này lại khá đơn giản nhưng rất hữu hiệu. Đó là trong thời gian dùng cây cỏ ban, bệnh nhân thay vì dùng thuốc tránh thai (đường uống, tiêm, miếng dán…) có thể chuyển sang dùng bao cao su.

Vitamin tổng hợp và thuốc kê đơn

Vitamin tổng hợp gồm nhiều loại vitamin khác nhau, các vitamin này có thể gây tương tác với 1 số thuốc kê đơn. Ví dụ: Khi sử dụng vitamin liều cao (chứa vitamin K) cùng với thuốc chống đông máu làm tăng tác dụng chảy máu.

Các vitamin tổng hợp cũng thường hay kết hợp với khoáng chất. Khi dùng vitamin liều cao chứa sắt cùng với thuốc hormon tuyến giáp thì sắt sẽ làm giảm hấp thu hormon tuyến giáp, làm giảm tác dụng của thuốc hormon tuyến giáp trong điều trị suy giáp.

Thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm

Khi dùng thuốc chống trầm cảm (cơ chế là tái hấp thu chọn lọc Serotonin) như Fluoxetin, Fluoxamin… có tác dụng làm tăng lượng Serotonin, khi dùng cùng với thuốc giảm đau chứa thành phần Tramadol cũng có tác dụng làm tăng Serotonin nên sẽ làm tăng lượng serotonin quá mức gây kích động cho bệnh nhân, tăng nhiệt độ, nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh.

Thuốc trị nghẹt mũi và thuốc hạ huyết áp

Khi dùng thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi đặc biệt chứa Pseudoephedrin (cơ chế là co mạch) làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, dùng cùng với thuốc hạ huyết áp sẽ làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp nên không dùng cùng một lúc hai loại thuốc này với nhau. Điều này cần đặc biệt chú ý ở những bệnh nhân vừa bị tăng huyết áp, vừa bị viêm xoạng mãn tính.

Lưu ý: Pseudoephedrin là thành phần của rất nhiều thuốc cảm cúm thông dụng, nên phải thận trọng với người bị tăng huyết áp.

Thuốc hạ cholesterol và vitamin B3 hoặc thuốc chống nấm

Vitamin B3 (còn lại là vitamin PP) có tác dụng làm giảm cholesterol, tăng tổng hợp chất sừng tốt cho da và tóc. Vitamin này tưởng chừng như vô hại nhưng có tác dụng phụ là gây yếu cơ, dù hiếm gặp. Nhưng khi dùng cùng với nhóm thuốc statin có tác dụng làm giảm cholesterol cũng có tác dụng phụ là gây yếu cơ, sẽ hiệp đồng làm tăng tác dụng phụ này lên. Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân là chuột rút, đau nhức cơ, nặng là gây tiêu cơ vân.

Tương tự, khi dùng thuốc chống nấm Fluconazol cùng với nhóm statin cũng làm tăng nguy cơ gây yếu cơ hoặc tổn thương thận.

Việc sử dụng kết hợp các loại thuốc cần được qua đào tạo hoặc chỉ dẫn của Dược sĩ

Việc sử dụng kết hợp các loại thuốc cần được qua đào tạo hoặc chỉ dẫn của Dược sĩ

Thuốc kháng sinh nhóm Quinolon và chế phẩm chứa sắt

Khi sử dụng kháng sinh nhóm Quinolon theo đường uống cùng với sắt sẽ tạo ra phức Chelat, phức này khó hấp thu qua đường tiêu hóa nên sẽ làm tác dụng của kháng sinh nhóm Quinolon. Không chi sắt, nhiều ion kim loại khác cũng có khả năng tạo phức chelat với quinolon. Vì vậy, không được uống 2 thuốc này cùng 1 lúc. Cách xử lý theo hướng dẫn của Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn là dùng 2 thuốc này cách nhau ít nhất là 2 tiếng.

Kháng sinh Tetracyclin và canxi

Khi uống Canxi cùng với kháng sinh Tetracyclin sẽ tạo ra phức chelat, phức này khó hấp thu qua đường tiêu hóa nên sẽ làm tác dụng của kháng sinh Tetracyclin.

Trường hợp này cũng xử lý tương tự như Thuốc kháng sinh nhóm Quinolon và sắt, dùng 2 thuốc này cách nhau ít nhất là 2 tiếng. Và cần lưu ý rằng điều này cũng áp dụng với các sản phẩm sữa bổ sung Canxi.

Thuốc chống dị ứng và Ketoconazol

Một số thuốc chống dị ứng như Terfenadin, Astemizol điều trị dị ứng như dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết… rất hiệu quả. Khi các thuốc này sử dụng cùng với Ketoconazol, Ketoconazol làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu dẫn đến tăng tác dụng đồng thời tăng độc tính gây hiện tượng xoắn đỉnh, một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng vì các thuốc dị ứng thông dụng trên thị trường hầu như không có nguy cơ này.

Thuốc trị nghẹt mũi và thuốc long đờm

Thuốc trị nghẹt mũi có cơ chế co mạch máu để làm giảm dịch mũi chảy ra còn 1 số thuốc long đờm lại có cơ chế tăng tiết dịch để làm hóa lỏng đờm

Nghẹt mũi có bản chất là dịch mũi chảy ra quá nhiều. Cơ chế là do mạch máu của niêm mạc mũi họng giãn quá mức. Trị chứng khó chịu này thực ra không quá khó. Chỉ cần dùng một vài loại thuốc co mạch là giải quyết được ngay tình hình. Thuốc co mạch làm co mạch máu và giảm dịch mũi chảy ra gần như ngay lập tức.

Nhưng nếu như vậy thì bạn đừng dùng long đờm nhé. Cơ chế cơ bản của thuốc này là làm đứt các cầu nối -S-S-, cầu nối cơ bản trong đờm nhầy ở đường hô hấp. Nhưng một trong các cơ chế khác đó là tăng tiết dịch để làm hóa lỏng đờm. Cơ chế này hoàn toàn đối kháng với thuốc làm co mạch mũi. Do đó hai thuốc này không thể dùng chung với nhau vì chúng làm giảm tác dụng của nhau.

Thuốc kháng sinh và truyền đạm

Một trong các nguyên tắc điều trị với thuốc kháng sinh là không nên truyền đạm đồng thời. Điều cơ bản nhất trong dùng thuốc kháng sinh là phải đủ liều lượng, mà cụ thể ở đây là liều lượng được thể hiện trong máu. Chỉ cần giảm nồng độ thuốc hoạt hóa thì sẽ làm giảm hiệu lực tiêu diệt vi khuẩn.

Chúng ta cần hiểu rằng, không phải thuốc vào cơ thể là tác dụng ngay. Phần lớn thuốc được kết hợp với protein trong máu và không có hoạt tính diệt khuẩn. Chúng là một dạng dự trữ thuốc. Phần nhỏ thuốc tồn tại ở dạng tự do và dạng này mới là dạng chính để thể hiện tác dụng.

Khi đang dùng kháng sinh điều trị, việc truyền đạm vào đã làm tăng nồng độ đạm trong cơ thể. Hệ quả là tăng chất gắn kết thuốc làm giảm nồng độ thuốc ở dạng hoạt hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt tính điều trị.

Thuốc chống hen và thuốc chẹn β

Thuốc chống hen (cụ thể là nhóm thuốc cường β2 như Salbutamol) dễ dàng tác dụng vào cơ trơn đường thở với một điều kiện là không có mặt kẻ đối kháng truyền kiếp: thuốc chẹn β.

Thuốc chẹn β là một trong các thuốc chống tăng huyết áp và điều chỉnh rối loạn nhịp tim. Không thể chối cãi tác dụng điều trị nhưng cũng không thể chối bỏ tác dụng phụ trên đường thở. Những thuốc này làm co thắt đường thở nghiêm trọng và hoàn toàn đối kháng với tác dụng của thuốc chống hen.

Nếu bệnh nhân không chú ý đến điều này hoặc không hỏi ý kiến bác sĩ, bệnh nhân có thể lên cơn hen kịch phát rất nguy hiểm.

Trên đây là những cặp thuốc “cấm kỵ” dùng cùng nhau vì những tương tác nguy hiểm giữa chúng mà các Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã đề cập đến các bạn. Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn, trên thực tế còn tiềm ẩn nhiều cặp tương tác thuốc nhiều rủi ro không kém. Do đó, các bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ, Dược sĩ hoặc các cán bộ y tế khi bạn dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc với nhau, để hạn chế những nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn đối với cơ thể, nâng cao chất lượng sử dụng thuốc cộng đồng.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop