Trang bị kỹ thuật sơ cứu cơ bản cùng Điều dưỡng Sài Gòn

Trang bị kỹ thuật sơ cứu cơ bản cùng Điều dưỡng Sài GònChúng ta khó tránh khỏi những vết thương phần mềm tại nhà và khi chưa nắm được các kỹ thuật sơ cứu cơ bản nên đôi khi khiến vết thương nặng hơn và gây các biến chứng.

Chúng ta khó tránh khỏi những vết thương phần mềm tại nhà và khi chưa nắm được các kỹ thuật sơ cứu cơ bản nên đôi khi khiến vết thương nặng hơn và gây các biến chứng.

Những kỹ thuật sơ cứu cơ bản cần phải nắm rõ

Những kỹ thuật sơ cứu cơ bản cần phải nắm rõ

Vết thương phần mềm là sự cắt đứt hay gặp là các vết thương bị cắt đứt hay dập rách da và tổ chức dưới da hoặc các tổ chức khác trong cơ thể.Vết thương có thể là vết thương kín hoặc vết thương hở. Vết thương kín (vết thương bên trong) là vết thương không có máu chảy ra như vết bầm tím, tụ máu dưới da hoặc có thể không có dấu tích bên ngoài… Vết thương hở (vết thương bên ngoài) có máu chảy ra ngoài như vết thương đâm xuyên, trích rạch, sây sát trên da. Trên thực tế với những vết thương nhẹ, chúng ta có thể xử lý tại nhà nhưng do cơ bản chúng ta không được trang bị những kỹ thuật sơ cứu cơ bản nên vô tình làm cho tổn thương nặng hơn và có thể gây biến chứng.

Mục đích chính của sơ cứu chăm sóc vết thương

  • Duy trì các chức năng sinh tồn, duy trì lự lưu thông tuần hoàn và chức năng thở của nạn nhân.
  • Cầm máu và khống chế chảy máu.
  • Phòng chống sốc
  • Tránh được các biến chứng

Sơ cứu vết thương nhỏ hoặc đơn giản

Rửa vết thương bằng nước chín hoặc nước máy (nếu biết chắc chắn nước này đảm bảo vệ sinh) tốt nhất là rửa vết thương bằng nước muối sinh lý. Nhưng các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng cho biết nhiều người chỉ lau vết thương cho sạch bủi bận và để vết thương tự nhiên. Tuy nhiên, điều này không tốt khi xử lý vì dễ gây nhiễm trùng, vì vậy làm sạch vết thương là hết sức cần thiết. Khi rửa vết thương phải lưu ý rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi tiến hành. Sau khi rửa vết thương, cần sát trùng lại vết thương bằng dung dịch sát khuẩn sau đó dùng gạc vô khuẩn băng lại. Nếu không có điều kiện thì gấp một miếng vải càng sạch càng tốt để đặt lên vết thương rồi băng lại.

Nếu vết thương chảy máu nhiều phải tiến hành xử trí cầm máu ngay. Nên thực hiện một trong những phương pháp mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra sau đây:

- Băng ép: dùng băng với những vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương. Nếu có điều kiện thì đặt lên vết thương một miếng vải sạch hoặc một miếng gạc trước khi băng. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có tổn thương mạch máu lớn

- Ấn động mạch: dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch phía trên vết thương. Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch. Sau đó có thể đặt một vật cứng lên vị trí chèn và băng ép lại. Thường dùng trong trường hợp chảy máu động mạch quay, động mạch cánh tay, động mạch đùi…

- Gấp chi tối đa: khi chi bị gấp, động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy, áp dụng để cầm máu đối với những vết thương không có gãy xương kèm theo. Ví dụ như chảy máu động mạch cánh tay thì gấp tay sát thân mình.

- Băng chèn: là cách băng ép có dùng thêm gạc để chèn vào vết thương. Biện pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu.

- Đặt garô: là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào chi phía trên vết thương. Các trường hợp cần đặt garô: vết thương cụt chi, hoặc chi bị đứt gần lìa; chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được, vết thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu nói trên mà không có kết quả.

Cách đặt garô: ấn động mạch ở phía trên vết thương để cầm máu. Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương, dùng vải hay gạc lót ở chỗ định đặt garô. Đặt garô và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương, nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Cố định que xoắn, nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định. Băng ép vết thương. Garô phải để lộ ra ngoài, không để ống quần, tay áo hay băng che lấp garô. Chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng lưu ý rằng: Cứ 30 phút phải nới garô một lần, làm theo thứ tự: người phụ ấn động mạch ở phía trên garô, người chính nới dây garô từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân, sự chảy máu ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới garô. Nới garô từ 4 – 5 phút. Nếu thấy máu chảy mạnh ở vết thương thì phải ấn lại động mạch ở gốc chi. Nếu thấy sắc mặt bệnh nhân thay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại ngay

Nâng cao vùng bị tổn thương: đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái, thuận tiện, nâng cao vùng tổn thương để giảm áp lực máu tới vùng này.Dùng băng gạc hoặc băng cuộn để băng ép những vùng này.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Vết thương lớn, vết thương sâu rộng, cháy máu nhiều

- Xử trí cầm máu

- Rửa xung quanh vết thương bằng bằng nước chín hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Chỉ lấy dị vật hoặc bụi bẩn ra khỏi vết thương khi có thể lấy ra dễ dàng. Không được thǎm dò vết thương.

- Bǎng bó vết thương

- Kê cao, bất động chi.

- Chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.

- Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn nhân. Chống sốc: ủ ấm, giảm đau, uống nước.

Sơ cứu vết thương như thế nào cho đúng cách là rất quan trọng, vì việc này có ảnh hưởng tực tiếp đến tính mạng của người bị thương. Nếu không biết cách sơ cứu vết thương có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ trang bị cho các bạn những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop