Thi trượt đại học có phải là điểm kết của những ước mơ, những hoài bão đối với một sĩ tử, hay nó chính là một bước ngoặt giúp ta theo một con đường mới với cơ hội sáng lạn hơn.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cơ hội cho sinh viên “lỡ duyên” với cánh cổng đại học
Tôi đã tường mơ ước trở thành một điều dưỡng viên, tôi đã lựa chọn thi vào đại học y dược. Nhưng cả may mắn và thành công đề không mỉm cười với tôi, tôi đã thi trượt đại học, tôi cảm thấy vô cùng chán nản và bế tắc. Và rồi bố mẹ khuyên tôi nên học một trường Cao đẳng hay Trung cấp Y Dược Sài Gòn gì đó. Tự nhủ mình biết đi đâu về đâu bây giờ thôi thì nghe lời bố mẹ vậy nên tôi đã nộp hồ sơ vào Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đây là nơi tôi gửi niềm tin và tình cảm một lần nữa trên con đường trở thành nhân viên Y Dược giàu Y Đức
Và rồi tôi đã thành một cô tân sinh viên Cao đẳng Điều dững Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Nghề Điều dưỡng là một nghề mang lại cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi thấy vui khi giúp được những người bệnh mặc dù những việc thật nhỏ nhoi, rồi chợt thấy khóe mắt mình cay cay khi nhìn người bệnh đau đớn. Làm nghề Điều dưỡng cũng muôn ngàn nỗi khó mà chỉ những người trong nghề mới hiểu. Nghề nào cũng vậy, chỉ thực sự bám trụ, quyết tâm, yêu nghề sẽ cố gắng cân bằng mọi thứ để vượt lên trên tất cả, Điều dưỡng viên chính là một trong số đó. Mỗi ngày chúng tôi thường tiếp xúc với hàng ngàn người bệnh mà mỗi người một bệnh, một tính cách, cư xử khác nhau, trong khi Điều dưỡng chỉ có một văn phong, lối sống và cư xử, vậy phải làm sao để hài hòa, để có thể hài lòng tất cả mọi người? Đó là bài toán khó mà bất kỳ người làm Điều dưỡng nào cũng phải học tập, phải luôn cố gắng để làm được điều đó. Điều dưỡng viên chính là người cảm thông với nỗi đau của người bệnh, thấu hiểu tâm trạng, au ủi đúng lúc về không còn bi quan về bệnh tật, điều dưỡng không chữa bệnh bằng thuốc mà chữa bệnh bằng tâm thuốc, để giúp người bệnh thêm tự tin, gửi gắm nỗi niềm và cũng là cách để người Điều dưỡng tìm ra phương pháp chăm sóc phù hợp hơn với họ, hiểu rõ người bệnh của mình hơn.
Giờ đây, khi đã là một sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tôi cảm nhận được ý nghĩa công việc của những người Điều dưỡng, đó là một công việc thật cao cả. Mặc dù tôi không trở thành một bác sĩ nhưng tôi vẫn tự hào khi khoác trên mình chiếc áo blouse trắng. Và nếu có ai hỏi tôi rằng: “Bạn làm nghề gì?” Tôi sẽ ngẩng cao đầu và đáp: “Tôi là một Điều dưỡng viên!”. Người ta luôn ví nghề Điều dưỡng là “nghề làm dâu trăm họ”, bởi đối tượng mà Điều dưỡng tiếp xúc chính là người bệnh và người nhà của họ. Mà người bệnh thì không ai giống ai, từ bệnh tình cho đến suy nghĩ, thái độ, cách cư xử và để gần gũi, hiểu được điều người bệnh muốn, không phải là chuyện dễ. Làm nghề Điều dưỡng ngoài tình yêu nghề, có lương tâm nghề nghiệp, còn phải biết nhẫn nại, lắng nghe và thấu hiểu người bệnh. Nếu không có một tình yêu nghề, yêu người thực sự, họ đã không chọn nghề này…
Chặng đường phía trước còn rất dài và gian nan, nhưng tôi sẽ không bao giờ chùn bước. Từ lúc chọn ngành này tôi nguyện với lòng mình, phải luôn giữ được chữ “Tâm”, không được vì bất cứ lý do gì mà đánh mất nó. Vì thế, tôi luôn dặn lòng mình phải phấn đấu để những ước mơ trở thành hiện thực, trở thành một Điều dưỡng tận tâm trong công việc, đối đãi với người bệnh chân tình, cởi mở để chia sẻ với nỗi đau của người bệnh, giúp đỡ, động viên người bệnh yên tâm điều trị và phục hồi sức khỏe.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2019
Là sinh viên đang theo học Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, sau khi trải qua gần hết một năm học tại trường tôi cảm thấy nhận được sự tận tình của thầy cô rất nhiều, thầy cô luôn cố gắng truyền đạt hết kiến thức cho chúng tôi. Ngoài ra trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các sinh viên có thể thỏa sức vui đùa và hội nhập và giao lưu, trao đổi với nhau. Mặc dù nhà trường khá thoáng về sinh hoạt và học tập nhưng trường cũng nghiêm khắc về kỷ luật, và tôi nghĩ điều đó khiến tôi có ý thức chủ động hơn trong việc đi học. Ngoài ra nhà trường còn tạo điều kiện cho những người cao tuổi muốn đi học và những bạn trẻ nghèo khó khăn không đủ điều kiện đóng học phí.
Tôi thật sự tin vào con đường mình đã chọn và sẽ cố gắng đi trên con đường này thật nghiêm túc, và luôn tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn “ Học phải đi đôi với hành’’. Luôn xem bệnh nhân như người thân trong gia đình và tận tình chăm sóc chia sẻ với họ cùng họ trải qua đau đớn bệnh tật