Vì sao bệnh gout thường xảy ra ở người cao tuổi?

Vì sao bệnh gout thường xảy ra ở người cao tuổi?Bệnh gout hình thành do sự lắng đọng các tinh thể axituric xung quanh và trong các khớp xương, bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Bệnh gout hình thành do sự lắng đọng các tinh thể axituric xung quanh và trong các khớp xương, bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Bệnh gout thường xảy ra ở người cao tuổi

Bệnh gout thường xảy ra ở người cao tuổi

Bài viết này hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh Gout cũng như nguyên nhân khiến bệnh Gout thường xảy ra ở người cao tuổi.

Bệnh Gout là gì?

Bệnh gout (gút) thường xảy ra ở những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Có nhiều lý do giải thích điều này. Đầu tiên là ở độ tuổi này, các rối loạn chuyển hóa, vốn thường kín đáo ở tuổi trẻ, bắt đầu trở nên rõ ràng, thường xuyên hơn. Bệnh nhân gút có thể chỉ bị rối loạn đạm với biểu hiện là mắc bệnh gút cũng như có thể kết hợp với nhiều dạng rối loạn chuyển hóa khác như đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. Chính các rối loạn chuyển hóa này khi phối hợp với nhau càng làm cho bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.

Bệnh gút là một loại bệnh biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính hay tái phát do sự lắng đọng các tinh thể axituric xung quanh và trong các khớp xương. Bệnh này ít gặp ở phụ nữ, những người phụ nữ mắc bệnh này thường ở thời kỳ mãn kinh. Nhưng đến tuổi 60 thì tỉ lệ nam và nữ mắc bệnh này như nhau.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Do các cặn axit uric gây phản ứng viêm tại chỗ, mắc chứng bệnh này cũng một phần do đường tiết niệu vì độ pH trong nước tiểu thấp nên axituric tự do kết tủa thành sỏi. Chính vì axituric tự do kết tủa nên 5% người mắc bệnh gút chết do suy thận.

Khi bệnh nội khoa kết hợp với các bệnh gút thường gây ra các bệnh rất nguy hiểm: bệnh máu ác tính, cường và thiếu chức năng cận giáp trạng cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, béo phì.

Triệu chứng thường gặp của bệnh gout

Các bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, bệnh gút có hai dạng khác nhau: Gút cấp tính và gút mãn tính.

Khi người bệnh bị viêm cấp các khớp thì gọi là gút cấp tính, còn bệnh gút mãn tính thì biểu hiện bằng các u cục và viêm nhiều khớp.

Biểu hiện của bệnh gút cấp tính:

Thể hiện bằng những đợt viêm cấp tính và đau dữ dội ở ngón chân cái. Mắc bệnh này khi người bệnh ăn một bữa ăn nhiều thịt sau một chấn thương hoặc phẫu thuật, lao động nặng, đi lại nhiều, sau stress, sau nhiễm khuẩn, sau khi dùng một số thuốc như Lợi tiểu, thuốc chống lao, steroid.

Có tới 60 – 70% bệnh nhân có biểu hiện đau dữ dội ở ngón chân cái, cơn đau xuất hiện đột ngột vào nửa đêm. Ngón chân cái sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết trong khi đó các khớp khác bình thường. Toàn thân sốt nhẹ, mệt mỏi, lo lắng, khát nước uống nhiều, nhưng đái ít. Đợt viêm kéo dài 1 – 2 tuần, sau đó nhẹ dần, giảm đau, giảm phù nề ngứa nhẹ ngón chân cái, bong vẩy và sau đó khỏi hẳn.

Bệnh này cũng có thể tái phát một vài lần trong một năm.

Biểu hiện của bệnh gút mãn tính:

Khi bệnh chuyển sang mãn tính người bệnh thường thấy xuất hiện các u cục sau đó là tình trạng viêm da khớp mạn tính, gút mãn tính thường bắt đầu từ từ và tăng dần quá cao đợt cấp.

Ngoài các tổn thương ở khớp còn có thể gây sỏi thận, tổn thương gân, túi thanh dịch, da, móng chân, tai, mắt.

Vì sao bệnh gout thường xảy ra ở người cao tuổi?

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Điều trị bệnh gút

Căn cứ vào triệu chứng của bệnh, người mắc bệnh gút cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn, giữ ấm, ăn nhẹ và uống nhiều nước (1-2 lít/ngày). Phải chú ý thường xuyên khám chuyên khoa xương khớp. Có thể điều trị bệnh gút bằng các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc

Nên uống thuốc chống viêm đặc hiệu là colchicin, voltaren, phenilbutazon. Và thuốc để làm giảm lượng acid uric máu là: allopurinol, thiopurinol, axit orotic, Zyloric.

Thuốc tăng thải acid uric: benmid, anteran, amplivix.

Nhưng khi bệnh gút đã chuyển sang mãn tính thì thuốc uống có hai loại:

  • Tăng thải acid uric: Banémid (pro-boncid) viên 500 mg (uống 1 2 viên/ngày); anturan viên 100 mg (uống 2 – 3 viên/ngày); ampivix (banziodazon) viên 100 mg (uống 1 – 2 viên/ngày).
  • Khi người bệnh mắc gút mãn tính thấy có biểu hiện (đái ít, đái ra sỏi, đau quặn thận…) thì chuyên sang nhóm thuốc ức chế acid uric… Loại thuốc này đặc biệt chỉ dùng trong trường hợp có sỏi thận và gút mãn tính có u cục: allopurinol (zyloric) viên 100 mg hoặc thiopurinol viên 100 mg uống 2 viên/ngày rồi dần tăng lên 4 viên/ngày.

Trong thời gian dùng thuốc cần phải chú ý theo dõi acid máu và nước tiểu để điều chỉnh liều lượng.

Điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt

Ngoài chế độ điều trị, người bệnh cũng phải chú ý đến vấn để ăn uống và sinh hoạt hợp lý để bệnh gút không còn khả năng tái phát.

Ăn uống: Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

Hạn chế thức ăn có chứa purin: phủ tạng động vật (lòng, tim, gan, bầu dục), thịt, cá, tôm, cua, nấm. rau dền, trứng, sữa, hoa quả. Đặc biệt mỗi ngày chỉ nên đùng 100 mg thịt.

Uống 2 lít nước/ngày, nên dùng loại nước có nhiều bicac-bonat.

Sinh hoạt: Không nên làm việc quá sức, giữ cơ thể ấm, tránh ăn uống quá mức, hạn chế dùng các loại thuốc lợi tiểu: chlorothiazid và steroid.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, khi bạn thấy có biểu hiện của bệnh gút nên đi khám bác sĩ ngay để tránh truyền nhiễm sang bệnh khác


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop