Tưởng chừng là cây cỏ mọc dại không mang giá trị nhưng trên thực tế rễ cỏ tranh trong y học cổ truyền lại được nâng niu và sử dụng nhiều trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Là cây mọc dại nhưng lại có rất nhiều công dụng chữa bệnh trong YHCT
Rễ cỏ tranh có tên khoa học là Imperata cylindrica Beauv., họ lúa (Poaceae), tên gọi khác là bạch mao căn. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ cây bởi chứa các phenol imperanen, cylindren, lignan, biphenyl ether cylindol, sesquiterpen,; các axít hữu cơ (acid oxalic, acid malic); các loại đường (saccharose, glucose, fructose, xylose);... Hoạt chất của rễ cỏ tranh có tác dụng kháng khuẩn lợi niệu.
Theo y học cổ truyền (YHCT), rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn; vào phế vị và tiểu trường. Tác dụng có lợi đối với sức khỏe như thanh nhiệt lợi niệu, lương huyết chỉ huyết, trị sốt nóng, chảy máu cam, phù nề vàng da, nôn, tiểu đục tiểu ra máu, tiểu rắt tiểu buốt. Ngày dùng 10 - 15g (dạng tươi 30 - 60g) bằng cách sắc hay vắt ép lấy nước.
Bài thuốc tác dụng lương huyết, cầm máu từ rễ cỏ tranh
Đối với các triệu chứng nhiệt quá thịnh gây thổ huyết, đổ máu cam, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc có chứa rễ cỏ tranh sau nhờ tác dụng lương huyết, cầm máu
Bài 1: Rễ cỏ tranh 125g, cỏ ba tiêu 125g. Đem sắc uống có tác dụng trị thổ huyết, đổ máu cam.
Bài 2: Nước tam tiên: Rễ cỏ tranh tươi 63g, ngẫu tiết tươi 63g, tiểu kế tươi 20g. Sắc uống. Bài thuốc có tác dụng trị chứng hư lao trong đờm có máu; lao phổi, phế quản giãn ho ra máu.
Bài 3: Rễ cỏ tranh 63g, rễ đại kế 20g. Sắc uống có tác dụng trị tiểu ra máu.
Bài 4: Rễ cỏ tranh 125g, biển súc 63g. Tất cả đem sắc nước, thêm đường trắng, uống nhiều lần. Dùng trong các trường hợp té ngã thương tổn bên trong gây thổ huyết.
Rễ cỏ tranh có tác dụng thanh nhiệt giáng hỏa
Không chỉ giúp lương huyết, cầm máu mà rễ cỏ tranh còn có tác dụng thanh nhiệt giáng hỏa, trị các chứng phiền khát do nhiệt ở trong, nôn mửa do nhiệt ở vị, hen do nhiệt ở phế. Người bệnh có thể dùng một trong những bài thuốc theo gợi ý của Y sĩ YHCT như sau:
Bài 1: Thang mao cát: Rễ cỏ tranh 12g, cát căn 12g. Sắc uống lúc còn ấm. Tác dụng trị chứng ợ nóng.
Bài 2: Rễ cỏ tranh tươi 63g đem sắc uống lúc còn ấm. Trị hen do phế nhiệt.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Đông y năm 2019
Bài thuốc lợi niệu tiêu phù từ rễ cỏ tranh
Rễ cỏ tranh thường được các Y sĩ tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn dùng cho các trường hợp phù thũng do phù thũng do, viêm thận cấp tính; chứng hoàng đản do thấp nhiệt.
Bài 1: Rễ cỏ tranh tươi (bỏ vỏ áo) 125g - 250g nấu cùng thịt lợn nạc 100 - 150g, ăn. Bài thuốc có tác dụng trị hoàng đản do thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi.
Bài 2: Rễ cỏ tranh tươi 63g, vỏ dưa hấu 63g, xích tiểu đậu 16g, râu ngô 12g. Đem sắc uống có tác dụng trị phù thũng do viêm thận cấp tính.
Bài 3: Rễ cỏ tranh 20g, bắc sa sâm 12g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang có tác dụng phòng bệnh ho gà.
Món ăn bài thuốc phòng trị bệnh từ cỏ tranh
Bên cạnh dùng làm thuốc uống trong, rễ cỏ tranh còn được dùng trong các món ăn bài thuốc với nhiều công dụng khác nhau có thể kể đến như:
Nước ép bạch mao căn: Rễ cỏ tranh tươi 40 - 60g, nghiền ép lấy nước uống. Dùng cho người chảy máu cam.
Cháo bạch mao căn xích tiểu đậu: Rễ cỏ tranh tươi 200g, đậu đỏ 100g, gạo tẻ 100g. Rễ cỏ tranh nấu lấy nước, bỏ bã, cho đậu đỏ và gạo tẻ vào nấu cháo ăn 3 - 4 lần. Bài thuốc phù hợp cho người bị phù nề.
Mao căn tử tô ẩm: Rễ cỏ tranh 50g, râu ngô 30g, tử tô 10g. Tất cả sắc lấy nước, chia 2 lần uống sáng chiều. Đây là bài thuốc được khá nhiều Y sĩ tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn sử dụng trong các trường hợp như phù thiểu dưỡng ở người cao tuổi; viêm phù thận, phù nhẹ toàn thân.
Có thể nói rễ cỏ tranh mang những giá trị tưởng chừng như không thể nhưng lại bản thân những người làm trong lĩnh vực y học cổ truyền thật sự bất ngờ. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng không được dùng cho phụ nữ có thai, người tiểu nhiều mà miệng không khát hay người thể chất hư hàn và chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của thầy thuốc để đạt hiệu quả điều trị cũng như công dụng trị bệnh.