Thảo quả vừa được dùng làm gia vị trong các món ăn, vừa là cây thuốc quý trong y học cổ truyền bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời đối với các loại bệnh sốt rét, tiêu chảy, đau dạ dày...
Thảo quả có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền
Một vài nét về thảo quả
Còn có tên gọi khác là tò ho, đò ho, đậu khấu, thuộc họ Gừng, có tên khoa học là Amomum tsaoko Crevost et Lem.
Thảo quả là cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao từ 2 – 3m. Lá cây mọc so le nhau, thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt, giữa thân có màu trắng nhạt. Cụm hoa dạng bông mọc từ gốc, có màu đỏ nhạt. Quả có hình trứng, màu đỏ sẫm, đường kính 2-3cm, quả có mùi thơm, tính ôn, vị hơi cay đắng.
Theo các bác sĩ Y học Cổ truyền TPHCM cho biết, trong thảo quả có chứa 1-3% tinh dầu, có màu vàng nhạt. Các hoạt chất cụ thể vẫn chưa được xác nhận. Thảo quả có tác dụng trục hàn, ấm bụng, giải đờm, giúp ăn ngon miệng.
Tác dụng và một số bài thuốc chưa bệnh từ thảo quả
Trong các tài liệu Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, thảo quả có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh, dưới đây là một số tác dụng và bài thuốc cụ thể từ thảo quả:
Bài thuốc 1: Lấy 8g thảo quả nhân, 12g sinh khương, 12g phụ tử chế, 3 quả đại táo, đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Lấy 6g thảo quả, 6g hạt cau, 6g thường sơn, sắc lấy nước uống .
Bài thuốc 3: Lấy 20g thảo quả nhân nghiền thành bột, sau đó cuộn vào tấm vải màn. Nút vào một bên lỗ mũi trước khi lên cơn sốt rét.
Bài thuốc 4: Lấy 12g thảo quả, 12g thanh bì, 12g hạt cau, 12 hậu phác, 12g trần bì, 4g cam thảo. Cho vào nồi 1 lượng nước và rượu bằng nhau (lưu ý lấy loại rượu 20 độ). Sau đó cho tất cả các vị thuốc trên vào nối, sắc lấy nước uống trong ngày. Bài thuốc này hiệu quả trong việc chữa sốt rét thiên về đờm lỏng, ướt.
Bài thuốc 5: Lấy 12g thảo quả, 12g hạt cau, 12g thường sơn, 12g bối mẫu, 12g gừng tươi, 12g đại táo , 8g chi mẫu , sắc lấy nước uống trong ngày. Bài thuốc này chữa sốt rét thiên về đờm nóng, đặc.
Đào tạo Lương y y học cổ truyền Sài Gòn uy tín
Bài thuốc 1: Lấy 6g thảo quả nướng, 10g hậu phác, 6g thanh bì, 10g hoắc hương, 6g bán hạ, 6g cao lương khương, 6g thần khúc, 4g đinh hương, 4g cam thảo, 10g sinh khương, 10g đại táo. Sắc lấy nước uống trong ngày, uống từ 3-5 ngày, mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 2: Lấy 6g thảo quả (lùi chín), 12 hậu pháp, 12g hoắc hương, 8g thanh bì, 8g bán hạ khúc, 8g thần khúc, 4g đinh hương, 4g cam thảo, 12g sinh khương, 6g lương khương, 12g đại táo. Sắc lấy nước uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy phân sống của trẻ
Lấy 5g thảo quả, 3g gừng tươi, cho vào nồi sắc lấy nước bỏ bã. Sau đó lấy 30g gạo tẻ vào nước đã sắc nấu thành cháo, mỗi ngày ăn 2 lần vào lúc đói. Liệu trình thực hiện từ 2-3 ngày.
Điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn, khó tiêu
Lấy một con gà trống cân nặng khoảng 1kg, làm sạch, chặt thành từng miếng, 6g thảo quả, 6g giềng, 3g hồ tiêu, 3g trần bì, cho vào túi vải, sau đó cho gà và túi vào trong nồi nước, thêm gia vị vừa ăn và hầm nhừ. Chia ăn 2-3 lần trong ngày, mỗi tuần nên ăn 2-3 lần.
Chữa xích bạch lỵ, đại tiện ra máu
Lấy mỗi vị 1 lượng bằng nhau gồm: thảo quả, địa du, cam thảo, chỉ xác, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, uống cùng với nước gừng.
Chữa đầy bụng, trướng bụng, kém ăn
Lấy 6g thảo quả (lùi chín), 12g trần bì, 12g sinh hương, 12g hậu phác, 12g thương truật, 4g cam thảo, 3 quả đại táo. Sắc lấy nước uống trong ngày.Uống trong khoảng 3-4 ngày.
Các bác sĩ Y học Cổ truyền TPHCM cũng lưu ý, những người thuộc các trường hợp sau đây thì không nên sử dụng thảo quả:
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Những người bị sỏi mật, sỏi thận.
- Không nên dùng quá nhiều hạt thảo quả vì nó có thể gây những cơn co thắt và đau bụng.
- Khi dùng thảo quả có thể có một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, phát ban, khó thở, tức ngực…
Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc để có những hiệu quả cao nhất.