Đau nửa đầu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh, để điều trị chứng bệnh này bạn có thể sử dụng nhứng món ăn bài thuốc y học cổ truyền trị đau nửa đầu hiệu quả
Đau nửa đầu thường xuất hiện ở nữ giới
Những số liệu thống kê cho thấy hiện tượng đau nửa đầu thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, chủ yếu ở độ tuổi 35 tuổi trở lên. Người bệnh lúc đau bên trái, lúc đau bên phải, có khi đau dữ dội kèm theo nôn mửa, mất ngủ, người mệt mỏi gầy sút.
Theo các y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, Lý giải theo Đông y nguyên nhân chủ yếu gây đau nửa đầu chủ yếu là do khí huyết đều hư, phong nhiệt xâm phạm, đàm ứ hỏa uất gây nên. Để điều trị chứng bệnh này, phải sử dụng khử phong trừ đàm biểu hiện ra bên ngoài là chất lưỡi đỏ nhạt, rêu mỏng trắng, mạch huyền tế.
Ngoài uống thuốc, châm cứu bấm huyệt, người bệnh nên kết hợp các món ăn thuốc sau hỗ trợ điều trị, dưới đây là một số bài thuốc điều trị đau nửa đầu mà các Bác sĩ y học cổ truyền khuyên dùng:
Cháo lá dâu cúc hoa: lá dâu 10g, cam cúc hoa 10g, chao đậu 15g, gạo ngon 100g. Lá dâu, cúc hoa, chao đậu nấu lấy nước, bỏ bã; cho gạo đã vo sạch vào nấu cháo loãng, cho nước thuốc vào, đun qua là được. Chia ăn vài lần trong ngày. Tác dụng sơ phong thanh nhiệt, thanh gan sáng mắt. Trị đau đầu do phong nhiệt.
Cháo rượu nếp: rượu nếp cái 100g, gạo 100g, trứng gà 1 quả, táo đỏ 50g, đường đỏ 30g. Táo đỏ bỏ hạt, rửa sạch, cắt thành sợi; trứng gà bỏ vỏ cho vào bát đánh tan; gạo ngâm nước sạch. Đổ nước vào nồi đun sôi, cho rượu nếp, táo đỏ và gạo vào nấu cháo loãng, cho trứng gà, đường đỏ vào là được. Ngày ăn 1 lần. Tác dụng: ích khí, bồi dưỡng sức khỏe hoạt huyết thông kinh; trị đau đầu phong thuỷ đậu mới phát, tắc tia sữa…
Cháo quất bì, củ mài: vỏ quýt tươi 30g (khô 15g), củ mài 10g, bán hạ 10g, gạo 100g. Vỏ quýt, bán hạ nấu lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo, củ mài, nước vào nấu thành cháo loãng. Ăn nóng. Theo cá giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, bài thuốc này có tác dụng: lý khí, bổ tỳ ích thận hết đau, trị đau đầu khí hư, đau đầu kéo dài
Điều trị đau nửa đầu bằng y học cổ truyền hiệu quả
Bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc này để trị bệnh
Cháo quả dâu, hạt cây xấu hổ: quả dâu tươi 60g (khô 30g), hạt cây xấu hổ 20g, đường phèn 20g, gạo 100g. Quả dâu, hạt xấu hổ ngâm qua nước, rửa sạch cho cùng gạo đã vo sạch vào nồi nấu cháo loãng. Ăn nóng. Tác dụng: bổ gan thận dưỡng huyết trừ phong; trị đau đầu, trời lạnh càng đau, chóng mặt, dương hư hoa mắt tai ù.
Chè xanh 6g, xuyên khung 6g, đường đỏ 10g. Sắc uống ngày 2 lần. Tác dụng trị đau đầu, cảm gió.
Củ cải trắng giã vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi bên đầu đau, ngày nhỏ 1-2 lần. Chữa đau nửa đầu.
Nhân hạnh đào 15g, sắc uống với đường đỏ 10g, sắc uống ngày 2 lần.
Hành củ già 50g, trứng vịt vỏ xanh 1 quả. Trứng luộc chín, bỏ vỏ, sau đó lại luộc với hành. Ăn cả trứng, hành, uống canh. Ngày ăn 1 lần, liên tục trong 5 - 7 ngày.
Gà mái nửa con, hạt hoa quỳ 10g. Gà làm sạch, bỏ nội tạng. Hạt quỳ bỏ vỏ lấy nhân. Cả 2 thứ hầm chín, chia ăn vài lần trong ngày, uống cả nước.
Chim bồ câu 1 con, lá chè tươi vừa dùng. Làm thịt chim, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch cho vào nấu với lá chè cho chín, ăn hết thịt chim và lá chè.
Trứng vịt 2 quả, rễ câu kỷ 20g. Cho cả 2 thứ vào nồi, đổ nước nấu chín, cho gia vị, ăn trứng uống nước.
Sơn tra 30g, lá sen 12g. Cả 2 vị rửa sạch, cho vào ấm sắc nước uống.