Gấc là loại cây thuộc họ bầu bí, thân thảo dây leo thuộc chi mướp đắng. Không chỉ được dùng trong việc chế biến các món xôi mà trong y học cổ truyền còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Gấc không chỉ được sử dụng trong các món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt
Tìm hiểu về cây gấc
Cây gấc (còn có tên gọi khác là Mộc miết) trong y dược học cổ truyền là cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây này leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15m. Lá gấc nhẵn bóng, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài từ 8 - 18cm. Hoa gấc chia làm hai loại: hoa cái và hoa đực, cánh hoa sắc vàng nhạt.
Quả gấc hình tròn, khi chín chuyển sang màu đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm và khi bổ ra mỗi quả thường có 6 múi. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Gấc chỉ thu hoạch được 1 lần trong năm và điều đó cũng đồng nghĩa với một mùa.
Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, nhân hạt gấc vị hơi ngọt, đắng, có độc, tính ấm. Vì vậy, có tác dụng hóa ứ tiêu sưng, hoạt huyết nên thường được dùng để trị chấn thương ứ huyết, tắc tia sữa, trĩ, ngâm rượu xoa bóp trị nhức mỏi gân xương…
Trong cây gấc có chứa một số thành phần hóa học như: trong nhân hạt gấc có khoảng 7% nước, 55,3 % acid béo, 8,9% chất vô cơ, 16,5% protein, 1,8% tanin, 2,9 % đường 2,8 % cellulose elacostearic.
Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn cho biết thêm trong gấc chứa một chất dầu màu đỏ mà thành phần chủ yếu là b-caroten và Lycopen là những tiền sinh tố A khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, lượng b-caroten của gấc cao hơn nhiều các loại thực phẩm khác.
Bên cạnh đó, thân cây gấc chứa nhiều Chondrillasterol, Cucurbitadienol, 1 Glycoprotein và 2 Glycosid có tác dụng hạ huyết áp.
Đăng ký học ngành Y học cổ truyền Sài Gòn 2019
Các bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả từ hạt gấc
Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh từ hạt gấc cùng với bài thuốc chữa trị mà các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ để mọi người tham khảo:
Trị bệnh trĩ
Mọi người có thể dùng hạt gấc đem giã nát, cho thêm một ít giấm thanh rồi gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Thực hiện như vậy mỗi đêm đắp thuốc một lần thì sẽ thấy được hiệu quả.
Trị chai chân
Hiện tượng chai chân rất nhiều gặp phải hiện nay, tuy nó không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng làm cho họ cảm thấy khó chịu. Vậy phải làm như thế nào để trị chai chân?
Có thể lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, đem giã nát, cho thêm một ít rượu trắng, bọc trong một cái túi nylon. Sau đó, dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, nên thay thuốc 2 ngày/lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra.
Trị bướu hạch
Ngoài các tác dụng chữa bệnh từ cây gấc kể trên, hạt gấc còn có tác dụng trị bướu hạch. Bằng cách lấy hạt gấc bỏ vỏ cứng rang khô, tán thành bột, ngày uống 3 lần/thìa cà phê sau bữa ăn, uống liên tục trong 5 ngày. Ngoài ra, dùng nhựa cây đại bôi vào chỗ đau, hạt gấc ngâm rượu làm cồn thoa bóp.
Cây gấc mang lại nhiều tác dụng như vậy, mong rằng mọi người sẽ vận dụng hiệu quả và đạt được kết quả như mong muốn.