Y học cổ truyền chia sẻ công dụng tuyệt vời của Hà thủ ô

Y học cổ truyền chia sẻ công dụng tuyệt vời của Hà thủ ôTheo Y học cổ truyền, Hà thủ ô có vị đắng và chát, ngọt nhẹ, tính mát. Vị thuốc này có tác dụng điều hoà khí huyết, giữ tinh, ích gan thận, bổ xương cốt và nhuận tràng

Theo Y học cổ truyền, Hà thủ ô có vị đắng và chát, ngọt nhẹ, tính mát. Vị thuốc này có tác dụng điều hoà khí huyết, giữ tinh, ích gan thận, bổ xương cốt và nhuận tràng

Hà thủ ô có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền

Hà thủ ô có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền

Hà thủ ô có tác dụng gì?

Hà thủ ô được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc với nhiều công dụng là đẹp như khả năng trẻ hóa da và làm săn chắc da. Ngoài ra trong các tài liệu giảng dạy Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn còn viết, hà thủ ô còn dùng với công dụng tăng cường chức năng gan thân và làm thanh lọc máu. Không những thế, hà thủ ô còn dùng để trị mất ngủ, xương cốt yếu, táo bón và xơ vữa động mạch. Nó còn là một vị thuốc có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và giảm đau nhức, kháng khuẩn và trị sốt rét. Tuy nhiên, đó là những kết quả khi sử dụng thực tế có được chứ hà thủ ô vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể.

Hà thủ ô được dùng như thế nào?

Từ những ngày đầu phát hiện thì hà thủ ô được dùng để ngâm rượu hoặc nấu trà. Và ngày ngay, hà thủ ô có thể được dùng với nhiều cách sau:

+ Hầm canh gà: 30 g bột hà thủ ô được buộc chât trong túi vải rồi bỏ vào bụng gà để hầm. Chúng ta có thể nêm thêm gia vị cho vừa miệng.

+ Luộc trứng: chúng ta cần chuẩn bị 60g hà thủ ô, sắc với nước. Lấy nước này luộc trứng giúp trứng có nhiều dưỡng chất hơn.

+ Cháo hà thủ ô: chúng ta cần chuẩn bị 30 g hà thủ ô ngâm vào nước khoảng 2 giờ. Sau đó, lấy nước nấu với gai và đại táo làm cháo và ăn với đường.

Nhìn chung, hà thủ ô được dùng khoảng 9 -15g hằng ngày. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về khoảng liều chính xác này. Liều hà thủ ô có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân, tuổi bệnh nhân, tình trạng sức khỏe. Hiện nay, hà thủ ô có thể bào chế thành vị thuốc y học cổ truyền bằng nhiều cách như rễ cây thái hoặc cắt nhỏ, dùng làm thành phần trong nhiều loại thuốc hoặc dùng kết hợp với các loại thảo dược khác.

Đào tạo Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn 2019

Đào tạo Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn 2019

Dùng hà thủ ô có thật sự an toàn?

Khi sử dụng hà thủ ô, chúng ta có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn và phản ứng quá mẫn. Khi chúng ta gặp một trong các triệu chứng trên thì phải ngưng ngay việc dùng hà thủ ô và tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền. Ngoài ra, hà thủ ô còn gây nhiều bất lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, đối với những đối tượng đặc biệt này, chúng ta tuyệt đối không được dùng hà thủ ô nhé.

Khi chọn mua hà thủ ô, chúng ta cần lưu ý gì?

Khi mua hà thủ ô, mọi người nên chú ý chọn những củ màu tối, rễ củ có màu trắng sẽ không hiệu quả bằng màu tối. Chú ý bảo quản hà thủ ô ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm. Khi sử dụng hà thủ ô, mọi người nên cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng phụ có thể xảy ra nhé.

Tóm lại, hà thủ ô là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhiều tác dụng phụ. Do đó, khi sử dụng chúng ta cần cân nhắc giữa lợi ích và tác hại nhé!

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop