Y học cổ truyền điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?

Y học cổ truyền điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng bài thuốc y học cổ truyền đã và đang được nhiều người tin dùng vì tính an toàn, hiệu quả mà phương pháp này đem lại.

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em bằng bài thuốc y học cổ truyền đã và đang được nhiều người tin dùng vì tính an toàn, hiệu quả mà phương pháp này đem lại.

Bệnh tay chân miệng có thể điều trị bằng các bài thuốc y học cổ truyền

Bệnh tay chân miệng có thể điều trị bằng các bài thuốc y học cổ truyền

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh con thường gặp và có tốc độ lây lan cao nhanh chóng phát triển thành dịch. Bệnh tay chân miệng có thể để lại những di chứng rất nguy hiểm cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Những di chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng rất dễ phát tán thành dịch do tốc độ lây lan từ người bệnh sang người lành rất nhanh chóng qua đường nước bọt, đường tiêu hóa...Thông thường bệnh tay chân miệng hồi phục sau khoảng 10 ngày, tuy nhiên nhiều bệnh nhi vẫn có nguy cơ biến chứng cực kỳ nghiêm trọng như: viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não.

Những biến chứng này thường rất khó phát hiện sớm, do người nhà hay bác sĩ chưa có kinh nghiệm và chủ quan với bệnh. Trẻ có biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, nói lảm nhảm, chới với, run tay chân, co giật. Nhiều trường hợp trẻ bị sốt cao, nôn ói liên tục, da nổi bông, tay chân yếu, méo miệng. Những biến chứng này nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ dẫn tới tử vong.

Trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc Y học cổ truyền

Các bác sĩ, Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn đã xếp bệnh “tay - chân - miệng” vào phạm trù của “Ôn bệnh học”. Căn cứ vào triệu chứng biểu hiện cụ thể mà phân loại các chứng trạng bệnh và sử dụng vị thuốc, bài thuốc thích hợp như sau:

Bệnh ở thể thấp độc tập phu (độc tấn công vào phần da): ở thể bệnh này, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như miệng và chân tay xuất hiện những phỏng nước kích thước to nhỏ khác nhau, các phỏng nước nhanh chóng vỡ ra thành vết loét, kèm theo sốt nhẹ, kém ăn, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch phù sác...

Với thể bệnh này có thể sử dụng các vị thuốc Đông y có tác dụng “thanh nhiệt giải độc” và “hóa thấp hoạt huyết” để chữa trị: dùng sinh thạch cao (thạch cao chưa nung) 30g, sinh địa hoàng 10g, sừng trâu 20g, hoàng liên 8g, chi tử 10g, huyền sâm 12g, đan bì 10g, tiên trúc diệp (lá tre tươi) 5g, cát cánh 6g, cam thảo 5g; Tất cả các vị thuốc trên cho vào bình sắc lấy nước cho trẻ sử dụng trong ngày, sử dụng trong khoảng 3 tới 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Bệnh ở thể thấp nhiệt uẩn kết: Ở thể bệnh này, bệnh nhi thường có biểu hiện như mặt, lưng hoặc chung quanh các móng ở ngón chân, ngón tay và gót chân, bàn chân, bàn tay xuất hiện nhiều nốt phỏng nước kích cỡ khác nhau, nốt nhỏ cỡ như hạt gạo, nốt to cỡ như hạt đậu, kèm theo loét miệng, hơi thở hôi, trướng bụng, kém ăn, phiền khát, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc tiểu đục, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng nhớt, mạch nhu sác.

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn chỉ cần tốt nghiệp THCS

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn chỉ cần tốt nghiệp THCS

Để chữa trị bệnh tay chân miệng ở thể này các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền bật mí có thể sử dụng những vị thuốc gồm hoắc hương 20g, chi tử (dành dành) 6g, sinh thạch cao 15g, nhẫn đông đằng 12g, kinh giới 8g, sinh cam thảo 6g; sắc lấy nước uống trong ngày, bài thuốc này có công dụng “thanh hóa thấp nhiệt” và giải độc.

Bệnh ở thể tâm tỳ tích nhiệt: Nếu thấy trong khoang miệng và vòm khẩu cái xuất hiện nhiều mụn nước, da quanh mụn ửng đỏ, đầu các ngón chân, ngón tay cũng xuất hiện nhiều mụn nước hoặc vết loét; kèm theo miệng khô khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; lưỡi ít rêu hoặc rêu lưỡi mỏng; mạch tế sác thì là bệnh ở thể tâm tỳ tích nhiệt, từ đó có thể áp dụng bài thuốc gồm các vị như mộc thông, sinh địa, cam thảo, trúc diệp (lá tre), xa tiền tử, đăng tâm thảo, liên tử tâm... mỗi thứ 3 - 5g, sắc nước uống trong ngày có tác dụng thanh tả tâm tỳ, lợi tiểu, giải độc

Trên đây là những bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh tay chân miệng ở trẻ theo các thể trạng rất hiệu quả, tuy nhiên việc điều trị cần phải theo chỉ dẫn và giám sát chặt chẽ của các Thầy thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền có uy tín. Tuyệt đối không được tự ý điều trị bệnh tay chân miệng để tránh những tác hại có thể xảy ra.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop