Y học cổ truyền điều trị chứng ngạt mũi như thế nào?

Y học cổ truyền điều trị chứng ngạt mũi như thế nào?Ngạt mũi ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của con người. Tùy theo thể bệnh sẽ có những bài thuốc y học cổ truyền để điều trị một cách hiệu quả nhất

Ngạt mũi ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của con người. Tùy theo thể bệnh sẽ có những bài thuốc y học cổ truyền để điều trị một cách hiệu quả nhất

Ngạt mũi ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh

Ngạt mũi ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh

Ngạt mũi là hiện tượng khí lưu thông kém, hô hấp bị trở ngại, là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Người bị ngạt mũi thường đau đầu, tắc mũi, nước mũi chảy kèm mùi hôi, khả năng ngửi suy giảm.

Trong Y học cổ truyền người ta chia chứng ngạt mũi thành các thể bệnh khác nhau và dùng bài thuốc khác nhau để điều trị. Những bài thuốc Y học cổ truyền được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ dưới đây người bệnh sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn 30 phút. Mỗi liệu trình uống 5 - 7 thang.

Bài thuốc chữa ngạt mũi ở thể phong nhiệt

Trường hợp tắc mũi, chảy nước vàng đục, phát sốt, khát nước, sợ gió, mạch phù sắc, do phong nhiệt uất phế phải thanh khí tiết nhiệt, tuyên phế, thông khiếu dùng tang diệp 10g, hoàng cầm 10g, thương nhĩ tử (quả ké đầu ngựa) 10g, kim ngân hoa 10g, lô căn 12g, cúc hoa 10g, sinh chi tử 10g, bạch chỉ 10g, mạn kinh tử 12g.

Nếu trong mũi sưng trương kèm theo đau, phù nề, chảy nước mũi nhiều phải tán phong, thông lạc hoạt huyết, thanh nhiệt dùng ty qua đằng (dây mướp gần gốc) 15g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 10g, ké đầu ngựa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g.

Nếu bệnh nhân bị nghẹt mũi, chảy nước vàng mà bên trong có mủ đục, khó thở phải làm sạch nhiệt độc ở dương minh, bài nùng, tiêu sưng, lợi khiếu dùng bài thuốc hay thăng ma 6g, xích thược 12g, diếp cá 12g, cát cánh 10g, ké đầu ngựa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, sinh cam thảo 6g, tân di hoa 10g, đương quy vĩ 10g.

Đối với thể thấp nhiệt

Trường hợp nghẹt mũi chảy ra nước đục dính và hôi, đầu căng đau, miệng đắng, ngực bụng bì bạch khó chịu, mất ngủ, kém ăn, rêu lưỡi vàng nhớt là do thấp nhiệt nung nấu trong can đởm, tỳ vị. Nếu nhẹ chỉ cần dùng hoắc hương tán thành bột trộn với mật lợn làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15g với nước sắc đặc từ quả ké đầu ngựa (9g), ngày 2 lần, uống sau bữa ăn.

Trường hợp bị nặng phải thanh nhiệt, giải độc, táo thấp lý tỳ, nguyên tý thông lạc dùng ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 10g, tân di hoa 10g, xích phục linh 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 10g, ý dĩ 15g, hoắc hương 10g, hoàng liên 8g, thông thảo 10g, ty qua đằng 12g.

Thể táo nhiệt

Bệnh nhân bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, có tính chất dai dẳng lúc này, lúc nọ, khứu giác giảm dần, mũi khô, ngứa, họng khô, mạch tế... thuốc thể táo nhiệt thương âm phải dưỡng âm, thanh táo, nhuận phế. Dùng lá dâu 12g, hạnh nhân 10g, sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, lô căn 30g, sinh thạch cao 30g, lá nốt tây 10g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, thạch hộc 10g.

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn năm 2019

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn năm 2019

Chữa ngạt mũi ở thể hư nhiệt.

Người bệnh kèm theo tâm phiền, nóng chảy, dễ cáu giận, dầu choáng váng do can, thận âm hư, hư nhiệt xông lên phải nhu can, thanh nhiệt, tự thận sinh tân dùng đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, can địa hoàng 12g, thiên môn đông 10g, cúc hoa 9g, tang diệp 9g.

Trường hợp nghẹt mũi do huyết ứ, bệnh thường tái phát nhiều lần, gốc mũi phù nề, khứu giác giảm, thậm chí không ngửi được, dịch đặc bít lấp, chất lưỡi tía, phải hoạt huyết, thông trệ, tán kết, thông khiếu. Dùng xích thược 12g, đào nhân 10g, hành khô 12g, hồng táo 12g, thiên trúc hoàng 10g, xuyên khung 12g, hồng hoa 10g, sinh khương 6g, hạt ích mẫu 10g, quất bì 10g.

Thể phong hàn

Đối với trường hợp bệnh do hàn tà xâm phạm làm nghẽn tắc phế khí, các bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết người bệnh thường có triệu chứng phát sốt, sợ lạnh, nói nặng tiếng, hắt hơi, mũi chảy nước trong, khó chịu. Khi đó phải dùng thuốc cay, ấm để thông khiếu tán hàn giải biểu. Dùng cát căn 9g, ma hoàng 2g, sinh cam thảo 6g, quế chi 6g, xích thược 9g, sinh ý dĩ 15g, cát cánh 9g, đại táo 12g, sinh khương 3g. Nếu nghẹt mũi nhiều có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương 6g, bạc hà 3g, tân di 9g, thương nhĩ tử 12g.

Nếu biểu hàn nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt nên tán biểu thông khướu tuyên phế, lợi thấp dùng tân di hoa 6g, tiền hồ 9g, ý dĩ 12g, sinh cam thảo 3g, phòng phong 9g, thiên hoa phấn 9g, cát cánh 6g.

Với bệnh tái phát nhiều lần, lỗ mũi sưng, ngứa hắt hơi chảy nước trong hay bị cảm mạo là phế khí hư yếu, phong vít tắc kèm theo thấp ta uất bế phải ích khí, liễm phế, tân tán phong hàn, tiêu sưng giảm đau, thông lợi thấp tà dùng hoàng kỳ 12g, phòng phong 12g, tân di hoa 9g, cúc hoa 12g, ngũ vị tử 6g, bạch truật 12g, thương nhĩ tử 12g, bạch chỉ 12g, mộc thông 9g, tang phiêu tiêu 8g.

Nếu nghẹt mũi nặng, vách mũi phù nề, niêm mạc sung huyết là thiên về nhiệt tà thịnh, gia bồ công anh 12g. Nếu niêm mạc sưng trướng, sắc nhạt là hàn tà ngưng tụ thêm xuyên khung 12g, quế chi 6g. Nước mũi chảy nhiều là thấp tà thịnh thêm hoắc hương 9g, mộc thông 12g, nếu nước mũi nhiều vàng dính là thấp nhiệt tinh nên cho đông qua tử 12g, xa tiền thảo 12g. Nếu hắt hơi từng cơn chảy nước trong nên gia tế tân 6g, sinh ý dĩ 12g.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop