Y học cổ truyền hướng dẫn trị bệnh hiệu quả bằng sắn dây

Y học cổ truyền hướng dẫn trị bệnh hiệu quả bằng sắn dâyTheo Y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính mát, toàn bộ các bộ phận của cây sắn dây đều có thể được sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh.

Theo Y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính mát, toàn bộ các bộ phận của cây sắn dây đều có thể được sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh.

Săn dây có tác dụng giải nhiệt rất tốt

Săn dây có tác dụng giải nhiệt rất tốt

Sắn dây trong y học cổ truyền có tác dụng như thế nào?

Sắn dây là một vị thuốc trong y học cổ truyền, có vị ngọt, tính mát; vào 2 kinh tỳ và vị. Sắn dây có tác dụng trong việc giải nhiệt cơ thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát, thấu phát ma chẩn, thăng dương chỉ tả. Bên cạnh đó, sắn dây dùng để chữa sốt, sởi không mọc được, làm ra mồ hôi, phiền táo khát nước, nhức đầu, kiết lỵ...

Đặc biệt, toàn bộ các bộ phận của cây sắn dây đều đã được sử dụng làm thuốc trong Ðông y. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là củ sắn dây (cát căn), bột (cát phấn) và hoa (cát hoa). Vị thuốc mang tên "cát căn" là rễ đã bóc vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi hay sấy khô của cây sắn dây; ngoài ra còn có các tên gọi khác là "can cát", "cát tử căn", “cát ma nhự", "cát điều căn". Vị thuốc "cát phấn" được chế biến bằng cách giã hoặc xay nhỏ củ sắn dây, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô. Đối với vị thuốc "cát hoa" được sử dụng muộn hơn, xuất hiện hiện lần đầu trong Danh y biệt lục. Bên cạnh đó, cát căn từng được đề cập trong Thần Nông bản thảo kinh - bộ sách thuốc đầu tiên của Ðông y học và được coi là một trong những vị thuốc cổ nhất.

Ngoài những vị thuốc trên, các Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn còn sử dụng cả lá (cát diệp), hạt (cát cốc) và dây sắn dây (cát man) trong điều trị bệnh. Trong y học cổ truyền, sắn dây thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau đầu, đau cổ gáy, sởi, sốt cao khát nước, tiêu chảy, kiết lỵ, đái tháo đường, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam,…

Bạn có thể dùng sắn dây dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với những vị thuốc khác theo hướng dẫn của các giảng viên Trung cấp y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh ngay dưới đây.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chuyên đào tạo Y sĩ y học cổ truyền

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chuyên đào tạo Y sĩ y học cổ truyền

Bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả từ sắn dây

Một số ứng dụng của vị cát căn trong y học cổ truyền và trong dân gian như sau:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị củ sắn dây thái phiến, phơi hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày bạn dùng khoảng từ 20 - 30g sắn dây hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Để dễ uống hơn, bạn có thể pha thêm một chút đường phèn khi uống hoặc có thể cho vào nồi sắc lấy nước uống.

Bài thuốc 2: Củ sắn dây sau khi thái phiến và câu đằng lượng bằng nhau, hai thứ đem tán vụn, phơi hoặc sấy khô, trộn đều rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Cách sử dụng rất đơn giản: mỗi ngày bạn lấy khoảng 30g đựng trong túi vải buộc kín miệng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Một số tài liệu đào tạo Y học cổ truyền Sài Gòn cho thấy, cách làm này rất tốt đối với những người mắc các bệnh như: nhiệt miệng, đau đầu, cao huyết áp, cổ vai đau nhức.

Bài thuốc 3: Lấy 3 thìa cà phê bột sắn dây, đường trắng vừa đủ, hai thứ đem hòa với nước sôi để nguội trong cốc, chế thêm một chút nước cốt chanh hoặc quất quấy đều rồi uống. Tùy theo sở thích mà bạn có thể thêm vài viên đá hoặc ướp lạnh để ngon hơn.

Bài thuốc 4: Chuẩn bị củ sắn dây 200g, cam thảo 60g, củ đan sâm 180g, bạch linh 90g. Đem những dược liệu này sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày chỉ cần lấy lấy 40g hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút có thể dùng được. Đây được xem là nước uống giải khát tốt đối với người mắc các bệnh tim mạch, nhưng không được dùng đối với phụ nữ đang mang thai.

Có thể nói, sắn dây như một vị thuốc quý mà bạn có thể biến tấu, sử dụng chúng đơn giản nhưng mang lại tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Căn cức theo sở thích của bản thân mà bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc y học cổ truyền trên để có thể mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh.

 

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop