Trong đời sống hằng ngày, người ta sử dụng gừng như một gia vị. Không những vậy, nó còn là một vị thuốc đa năng dùng trong y học cổ truyền. Vậy nó được dùng như thế nào, chúng ta tìm hiểu nhé!
Gừng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền
Gừng có công dụng gì?
Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của gia đình người Việt, nó lại còn cho chúng ta nhiều vị thuốc quý với các tên sinh khương, can khương, bào khương. Trong gừng có nhiều chất có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, kích thích tiêu hóa và có hoạt tính miễn dịch.
Theo các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, gừng khô hay còn gọi là can khương, có vị cay, tính ôn; khi dùng đi vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Chúng có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch. Can khương còn dùng cho các trường hợp đau vùng ngực bụng do lạnh; nôn ói, tiêu chảy; tay chân lạnh, trụy mạch, ngoài ra còn làm thuốc giải độc nam tinh và bán hạ. Liều dùng, cách dùng: 3 - 10g; sắc, nấu, hầm, tán bột.
+ Bài thuốc ôn trung hồi dương gồm các vị can khương 16g, phụ tử chế 12g, chích thảo 4g. Tất cả sắc uống, được dùng cho người có tỳ vị dương hư, tứ chi lạnh ngắt, mạch yếu.
Bài thuốc ấm tỳ cầm tả
Bao gồm các vị can khương, cao lương khương liều lượng bằng nhau. Tất cả nghiền thành bột mịn và bào chế thành viên hoàn. Với kinh nghiệm của các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền khi sử dụng chỉ nên uống 4 - 8g, uống với nước ấm. Dùng trị đau ngực và đau bụng do lạnh kèm tiêu chảy.
Bài thuốc ấm vị cầm nôn
Bài 1: gồm các vị thuốc sau: bán hạ 12g, can khương 8g. Tất cả nghiền nhỏ thành bột. Mỗi lần uống 4 - 8g, uống với nước ấm. Trị chứng uống lạnh nôn mửa.
Bài 2: gồm các vị thuốc sau: can khương, nhân sâm, bán hạ bằng lượng. Tất cả nghiền thành bột, dùng nước gừng làm hoàn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 - 12g. Dùng trị nôn mửa do hư hàn.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo y sĩ y học cổ truyền
Bài thuốc ấm kinh cầm máu
Bài 1: gồm các vị sau: can khương thiêu tồn tính, nghiền mịn thành bột. Mỗi lần dùng 2 - 4g, uống bằng nước ấm. Dùng cho chứng hư hàn mà thổ huyết, đái ra máu, băng huyết.
Bài 2: gồm các vị sau: can khương 8g, tông bì 12g, ô mai 12g. Tất cả đem đốt thành tro, nghiền mịn. đem uống với nước. Dùng trị phụ nữ băng huyết.
+ Bài thuốc ấm phổi, dịu ho gồm các vị sau: phục linh 12g, cam thảo 4g, ngũ vị tử 4g, can khương 4g, tế tân 2g. Tất cả ắc uống. Dùng khi khí lạnh phạm vào phổi gây ho hen.
Các món ăn từ bài thuốc có gừng khô
Bài thuốc 1: Rượu can khương: can khương tán thành bột mịn 15g, rượu thường 60ml hâm nóng, thêm chút bột tiêu cùng cho uống. Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân, đau tức vùng ngực, lạnh chi thể.
Bài thuốc 2: Cháo gừng nghệ: bột can khương 3g, bột nghệ 3g, gạo tẻ 100g, cùng đem nấu cháo. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, đau quặn vùng thượng vị, nôn ói tiêu chảy (có thể thêm chút đường).
Bài thuốc 3: Bánh bột bạch truật can khương: can khương 60g, bạch truật 120g, đại táo bỏ hạt 250g. Tán thành bột mịn, thêm ít hồ nước nhào thành bánh, đem hấp chín, cho ăn khi đói, cứ 2 ngày cho ăn 1 lần, dùng cho các bệnh nhân tiêu chảy do hư hàn.
Kiêng kỵ: Người âm hư có nhiệt và phụ nữ có thai thận trọng khi dùng can khương.
Nhìn chung, gừng vừa là một loại gia vị, vừa là vị thuốc y học cổ truyền. Nó giúp trị nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Vậy chúng ta cần duy trì nguồn gen dược liệu này nhé.