Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ bài thuốc trị huyết áp thấp

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ bài thuốc trị huyết áp thấpY học cổ truyền gọi huyết áp thấp là chứng huyễn vựng, do khí huyết hư chiếm đa phần nguyên nhân bệnh sinh. Vậy học cổ truyền trị huyết áp thấp như thế nào?

Y học cổ truyền gọi huyết áp thấp là chứng huyễn vựng, do khí huyết hư chiếm đa phần nguyên nhân bệnh sinh. Vậy học cổ truyền trị huyết áp thấp như thế nào?

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ bài thuốc trị huyết áp thấp

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ bài thuốc trị huyết áp thấp

Đôi nét về bệnh huyết áp thấp

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt) được hiểu là chứng hoa mắt, chóng mặt, do huyết hư gây ra. Người mắc chứng huyết áp thường buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, hay váng đầu làm cho sắc mặt nhợt nhạt, mạch vô lực, tay chân yếu, run,... Đó là quan niện của Đông y về chứng huyết áp.

Còn đối với quan niệm của Tây y: Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, huyết áp thấp là biểu hiện sự rối loạn chức năng của vỏ não và trung khu thần kinh vận mạch. Đó là lý do vì sao khi xảy ra tình trạng huyết áp thấp cũng là lúc chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) dưới 60mmHg.

Huyết áo thấp theo Tây y được chia làm hai loại gồm: huyết áp thấp tiên phát (xảy ra do thể trạng) và chứng huyết áp thấp thứ phát (do bệnh lý gây ra). Đối với những người bị huyết áp thấp thường xuất hiện các biểu hiện như hay hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể sảy ra choáng váng, thậm chí có thể thoáng ngất hoặc ngất...

Trị bệnh huyết áp thấp nhờ bài thuốc y học cổ truyền

Để có thể điều trị huyết áp thấp, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc đông dược theo hướng dẫn của Y sĩ y học cổ truyền sau đây:

Bài 1: Ngũ vị tử 25g, quế chi 15g, nhục quế 15g, cam thảo 15g. Tất cả sắc lấy nước uống chia làm 2 - 3 lần trong ngày. Liệu trình dùng liền từ 3 - 7 ngày. Khi các chỉ số huyết áp thấy trở lại bình thường thì sử dụng tiếp một đợt từ 3 - 6 ngày nữa và ngừng uống.

Bài 2: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Sắc ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Liều trình uống liền 5 - 7 thang.

Bài 3: Đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, nhục mạch môn 9g, chích cam thảo 9g, ngũ vị tử 5g, quế từ 2 - 4g, phù tiểu mạch 30g, táo tàu 5 quả. Tất cả sắc uống ngày 1 thang, chia ra 2 lần trong ngày. Theo các Y sĩ y học cổ truyền cần uống từ 3 - 5 thang liền.

Bài 4: Hoàng kỳ 16g, thục địa 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, đẳng sâm 12g,xuyên khung 8g, chích cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Liệu trình uống 5 - 7 ngày liền.

Bài 5: Nhân sâm tán bột 25g, tử hà sa tán bột 50g. Tất cả đem trộn đều với mật ong, ngày uống mỗi lần từ 3 - 5g, uống ngày 2 lần vào các buổi sáng và trưa.

Bài 6: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh, rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi cùng một cốc nước lã và đun nhỏ lửa (lửa cháy riu riu) đến khi cạn nước sắc còn lại 1/3 cốc thì đập trứng gà vào và khuấy đều. Sau đó đun tiếp trong 2 phút nữa, sau đó bắc ra ăn nóng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn

Liệu trình mỗi ngày ăn 1 lần và ăn liền trong 5 ngày. Trường hợp huyết áp chưa trở lại chỉ số ổn định thì bạn có thể ăn thêm vài ngày.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, huyết áp thấp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, có thể gặp ở cả nam và nữ nên hiểu biết một chút về căn bệnh này sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả. Mặt khác, việc điều trị huyết áp thấp không phải một sớm một chiều và tùy hứng, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, bác sĩ y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm để có thể khám, theo dõi và điều trị theo đúng phác đồ điều trị.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop