Trong Y học cổ truyền, tam thất là vị thuốc quý có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, vào các kinh Can và Thận được sử dụng trong nhiều bài thuốc giúp điều hoà nhịp tim, cầm máu, giảm đường máu,...
Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ công dụng của Tam thất
Bài viết này hãy cùng các Y sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu về công dụng của tam thất một cách cụ thể nhất
Vị thuốc mang tên Tam thất
Theo Y học hiện đại, Tam thất tên thuốc là Radix Notoginsing. Tên khoa học Panax pseudo-ginseng (Burk). Thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae, cùng trong họ nhân sâm ngũ gia bì – Araliaceae). Thành phần hóa học tam thất có các axít amin và các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin: arasaponin A, arasaponin B...
Theo Y học cổ truyền, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng, có tác dụng hóa ứ, tư bổ, cầm máu, tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, dùng chữa tất cả các chứng xuất huyết, ngã đau sưng bầm tím, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, các loại mụn nhọt sưng đau, khí huyết lưỡng hư, tức ngực…
Các bài thuốc Đông Y hiệu quả chứa vị thuốc tam thất
Theo Y sĩ Y học cổ truyền, tam thất rất có công dụng trong các bài thuốc hoà huyết, cầm máu hay hoá ứ giảm đau. Đồng thời Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cũng chia sẻ các bài thuốc cụ thể
Điều trị hoà huyết, cầm máu
Đây là những bài thuốc thường sử dụng khi ho ra máu, chảy máu cam, chấn thương chảy máu, băng huyết, sau khi đẻ ra máu nhiều mà lại ứ trệ, người bệnh có thể tham khảo
- Bài 1: Tam thất 60g, bạch chỉ 60g, đại giả thạch 30g, hổ phách 30g. Nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 2,5g, ngày uống 3 lần, chiêu với nước đun sôi.
- Bài 2: Hoạt huyết đan trị chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu: tam thất 6g, hoa nhuỵ thạch (nung) 20g, thán huyết hư 8g. Nghiền bột uống. Mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần.
- Bài 3: Thang tam thất: tam thất 12g, mao căn 63g, hạt sen 63g, câu kỷ 20g, sinh địa 12g, xuyến thảo 12g, ngó sen 4g, thạch cao 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc y học cổ truyển trị hoá ứ giảm đau
Đây là những bài thuốc dùng cho các chứng đau do ứ huyết, người bệnh có thể tham khảo
- Bài 1: Tam thất, nhân sâm liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần.
- Bài 2: Bột tam thất có tác dụng trị đau do chấn thương, bị đánh, ngã: tam thất 6 - 12g nghiền thành bột. Mỗi lần 1 - 2g chiêu với nước đun sôi.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền
Ngoài ra với bệnh nhân bị nhọt loét sưng đau, hay vết thương rắn độc cắn, có thể sử dụng tam thất lượng vừa đủ, mài với giấm mà bôi. Hoặc vơi những người bệnh suy nhược khí huyết hư có thể sử dụng các món ăn tẩm bổ từ tam thất cũng rất tốt.
Mặc dù Tam thất có rất nhiều công dụng tốt, tuy nhiên theo lời khuyên từ các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn với những người huyết hư không ứ hay phụ nữ có thai thì không nên sử dụng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe