Có rất nhiều bài thuốc dân gian từ lá lốt rất tốt cho sức khỏe từ điều trị các bệnh thường gặp như đầy bụng, chảy nước mũi đến các bệnh ít gặp hơn như phong thấp, phù thũng...
Y sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ bài thuốc Đông Y từ lá lốt
Một vài tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe con người
Lá lốt là loại cây gia vị khá phổ biến đối với người Việt Nam, cây thường được trồng rất nhiều ở vườn nhà để làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn hàng ngày, làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn, ngon hơn, ví dụ có thể kể đến là các món chả.
Thân thuộc là vậy, tuy nhiên chắc có lẽ ít người biết rằng, trong y học cổ truyền, cây lá lốt lại là một vị thuốc rất hữu dụng với khả năng chữa được rất nhiều loại bệnh. Các Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn đã chỉ ra rất nhiều tác dụng của lá lốt cũng như cách tiến hành các bài thuốc chữa bệnh có lá lốt.
Theo Y học Cổ truyền, lá lốt có mùi cay, tính ấm, vị thơm, vào hai kinh tỳ và phế có tác dụng ôn trung tán hàn, chỉ thống, hạ khí, trừ phong thấp, tiêu thực, kiên vị, giảm đau và cầm nôn.
Lá lốt được dùng để điều trị phong thấp, đau lưng, đau khớp, thấp khớp mãn tính, tay chân lạnh tê bại, đau nhức xương, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy, đau bụng, thận và bàng quang lạnh, đau nhức răng, viêm cấp tính vùng răng miệng, đau đầu, chảy nước mũi hôi, ra mồ hôi tay chân và bệnh phù thũng.
Ngoài ra, với phương pháp lá lốt sắc đặc, ngậm trong miệng là bài thuốc chữa bệnh đau răng rất hiệu quả. Theo các chuyên gia dược học cổ truyền cho biết, có một số trường hợp nên kiêng kỵ loại dược liệu này là những người bị dạ dày và người bị táo bón.
Y sĩ Y học Cổ truyền chia sẻ các bài thuốc trong Y học dân gian có lá lốt
Dưới đây là các bài thuốc dân gian có chứa lá lốt do các Y sĩ Y học Cổ truyền chia sẻ:
Chữa chứng lợm giọng: Lấy 40g lá lốt tán nhỏ. Uống trước bữa ăn với nước cơm, mỗi lần 2g.
Chữa chứng chảy nước mũi: Lấy lá lốt tán thành bột, thổi vào mũi.
Chữa nhọt độc vỡ lâu không liền miệng: Chuẩn bị lá lốt, lá thanh yên, lá chanh, lá ráy, lá tía tô, mỗi loại một lượng đều bằng nhau, giã nhỏ, rồi sau đó lấy vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ thô phía bên ngoài) phơi khô, giã thành bột mịn rắc vào hỗn hợp đã chuẩn bị trước đó. Gói các loại thuốc trên vào lá chuối tiêu, dùi lỗ, đắp vào vết nhọt. Mỗi ngày đêm thay thuốc một lần.
Chữa bệnh tổ đỉa: Lấy lá thanh yên nấu nước rồi để nguội rửa. Sau đó, lấy lá lốt, lá cà gai leo mỗi loại một lượng đều bằng nhau, giã nhỏ, sau đó trộn với giấm để bôi.
Chữa vết thương hở: Chuẩn bị lá lốt 1 phần, nõn khoai môn 2 phần, lá thanh yên 2 phần. Tất cả 3 loại thái thật nhỏ, gói vào lá chuối hột, dùi thật nhiều lỗ nhỏ rồi đắp vào chỗ bị đau. Mỗi ngày rửa và thay đắp thuốc 3 lần.
Chữa chứng phong thấp, đau nhức xương:
- Lấy rễ lá lốt, rễ cỏ xước, dây chìa vôi, hoàng lực, độc lực (rễ quýt rừng), đơn gối hạc, hạt xích hoa xà, mỗi vị 12g, sắc lấy nước uống hàng ngày.
- 16g lá lốt, 12g tục đoạn, 12g tầm gửi cây dâu. Sắc với 250ml, đun đến khi nước còn 150ml, ngày chia làm hai lần uống vào ban ngày và buổi tối trước khi đi ngủ.
- 20g lá lốt, 20g ké đầu ngựa, 40g vòi voi, 10g ngưu tất. Giã nhỏ làm thành thuốc viên, mỗi lần uống từ 10 đến 15g.
Chữa đau lưng, sung khớp gối, bàn chân tê buốt:
- Rễ lá lốt, rễ cây vòi voi, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, mỗi loại 50g tươi. Tất cả thái mỏng, sao vàng, sau đó sắc với 600ml nước, đun đến khi còn 300ml, chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Lấy lá lốt và lá ngải cứu, mỗi loại một lượng đều bằng nhau. Giã nát, chế thêm giấm, sau đó chưng nóng, có thể dùng đắp hoặc chườm.
Chữa phù thũng:
- Lá lốt tươi 40g, lá sả tươi 40g, ngải cứu tươi 40g, nghệ 10g. Tất cả sao vàng, sắc với 900ml nước, sau đó đun đến khi còn 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Lá lốt, rễ mỏ quạ, rễ cà gai leo, rễ gai tầm xoọng, lá đa lông, mã đề mỗi loại chuẩn bị 12g. Sắc uống trong ngày, mỗi ngày một thang.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn
Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn: Chuẩn bị lá lốt, lá đậu ván trắng, lá khế, mỗi loại 50g. Sau đó giã nát cả 3, thêm nước, gạn bỏ bã, lấy nước uống.
Chữa đái tháo đường: Rễ cây lá lốt, rễ cườm gạo, rễ rau ngót, cối xay mỗi loại 20g. Băn nhỏ các vị thuốc, sao qua, cho 4 bát nước, đun nhỏ lửa tới khi còn 1 bát, chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Các Y sĩ YHCT tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định lá lốt mang nhiều công dụng thiết thực đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên để biết chính xác bản thân đang mắc bệnh gì và liệu trình điều trị như thế nào cho phù hợp, bạn nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của thầy thuốc để đạt kết quả tốt nhất.