Trong cuộc sống khó có thể thiếu vắng những lúc mẩn ngứa, viêm da dị ứng. Lúc này những bài thuốc trong Y học cổ truyền sẽ là giải pháp mang đến tác dụng điều trị hữu hiệu.
Y sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ bài thuốc tắm trị mẩn ngứa hiệu quả
Trong Y học cổ truyền, tình trạng viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mề đay thuộc phạm vi các chứng bệnh như dương phong, huyết cam, thủy giới, ẩn chẩn,... Nguyên nhân được xác định do huyết hư mà sinh phong hóa táo, phong táo gây nên chứng ngứa; do phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, lưu lại ở da (gọi là cơ phu thể biểu) gây nên. Theo đó mà việc sử dụng dược dục liệu pháp cũng nhằm đạt được 2 mục đích: tăng cường nuôi dưỡng da, làm cho da được nhu nhuận và kích thích các huyệt vị tại chỗ hoặc toàn thân, qua đó đạt được mục đích dưỡng huyết, bổ âm và nhuận táo; nhờ sức nóng và sức thuốc mà làm tăng lưu thông huyết mạch, làm ra mồ hôi, theo đó mà tà khí cũng được bài trừ
Hiện các biện pháp trị liệu mẩn ngứa cũng hết sức phong phú như dùng thuốc sắc uống, xông, xoa, bôi, đắp, châm cứu, bấm huyệt. Tuy nhiên đối với bài viết hôm nay, các Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn sẽ hướng dẫn bạn liệu pháp tắm ngâm (còn gọi là dược dục liệu pháp), bạn có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
5 bài thuốc tắm trị mẩn ngứa nên dùng
Y sĩ YHCT tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hứng dẫn bạn 5 bài thuốc tắm trị mẩn ngứa hiệu quả sau đây:
Bài 1: Ngải cứu 90g, hoa tiêu 6g, hùng hoàng 6g, phòng phong 30g. Tất cả đem sắc với 3.000ml nước trong 15 phút, sau đó xông hơi vùng bị bệnh trong vài phút. Phần nước còn lại bỏ bã ngâm rửa tổn thương, mỗi ngày 2 lần. Tùy theo diện tích bị bệnh mà gia giảm liều lượng các vị thuốc cho phù hợp, trẻ em dùng 1/2 hoặc 1/3 liều người lớn.
Bài 2: Dạ giao đằng 200g, bạch tật lê 100g, thương nhĩ tử 100g, sà sàng tử 20g, bạch tiên bì 20g, thuyền thoái 20g. Tất cả sắc với 5.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho độ ấm vừa phải, ngâm rửa vùng cơ thể bị bệnh trong 30 phút. Mỗi thang có thể dùng trong 2 ngày, mỗi ngày 2 lần. Lưu ý, tùy theo diện tích tổn thương mà tăng liều lượng cho phù hợp.
Bài 3: Khổ sâm 30g, đại phi dương (hoa ban) 30g, địa phu tử 30g, địa du 20g, kinh giới 30g, đại hoàng 20g, sà sàng tử 20g, cam thảo 20g, phèn phi 15g. Tất cả đem sắc với 4.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho vừa ấm rồi ngâm rửa trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc mang đến công dụng khứ phong giảm ngứa, thanh nhiệt táo thấp, chuyên dùng cho các bệnh lý có viêm ngứa ngoài da cấp tính.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh văn bằng 2 Y sĩ Y học cổ truyền
Bài 4: Đương quy 30g, thấu cốt thảo 30g, hoàng tinh 30g, khổ sâm 30g, địa phu tử 30g, sà sàng tử 20g, bạch tiên bì 20g, bạc hà 20g, hoa tiêu (zanthoxylum bungeanum maxim) 15g, băng phiến 10g. Tất cả sắc với 5.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho độ ấm vừa phải, ngâm rửa vùng bị bệnh trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 2 lần.
Bên cạnh đó, bạn có thể sắc đặc, cô thành viên, khi dùng hòa với nước sôi, chế thêm nước lạnh, tắm ngâm.
Bài 5: Kinh giới 30g, phòng phong 30g, hoàng tinh 30g, sà sàng tử 30g, xuyên khung 20g, tô diệp 20g. Tất cả đem sắc với 3.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã, chế thêm nước lạnh cho đủ ấm rồi ngâm rửa nơi bị bệnh, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút.
Trên đây là 5 bài thuốc tắm có tác dụng trị mẫn ngứa được các thầy thuốc Y học cổ truyền thường xuyên áp dụng đối với người bệnh mà bạn có thể tham khảo. Theo lời khuyên từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nếu bài thuốc không mang lại tác dụng tích cực, bạn cần đến ngay các bệnh viện, phong khám YHCT uy tín để các thầy thuốc, bác sĩ có thể chẩn đoán và kịp thời điều trị.