Ngải tiên hay còn gọi là bạch điệp (Hecdychium coronarium Koenig), họ gừng (Zingiberaceae), có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh dù ở bất kỳ loại ngải tiên nào.
Y sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ công dụng chữa bệnh của ngải tiên
Bài viết này các Y sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ về công dụng của ngải tiên trong YHCT, cụ thể:
Công dụng chữa bệnh của ngải tiên trắng
Hoa ngải tiên có màu trắng, đỏ, hoặc vàng tùy theo loài, trong đó, bạch điệp được sử dụng rộng rãi nhất; hoa có 3 cánh; hai cánh bên hình mác, cánh giữa rộng, hơi lõm ở đầu, trông giống như con bướm trắng. Bạch điệp có hình dáng giống cây riềng với chiều cao của thân từ 1,2 - 2m. Theo Y sĩ y học cổ truyền, ngải tiên thường mọc hoang ở vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai... Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ đã cắt bỏ các rễ phụ, có thể dùng tươi hoặc khô. Bên cạnh đó, quả ngải tiên cũng được sử dụng để làm thuốc.
Theo thông tin mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được, hoa bạch điệp chứa isoeugenol, eugenol, jasmin lacton...; thân rễ tươi bạch điệp chứa tinh dầu (1,7%), trong đó có eucalyptol, chứa có các hợp chất coronarin A, B, C, D;... Tinh dầu thân rễ bạch điệp có tác dụng trong việc diệt sán lợn, các loại côn trùng thân mềm như rệp...; ức chế sự co bóp cơ trơn ruột của động vật thí nghiệm. bên cạnh đó, cao bạch điệp còn có tác dụng lợi niệu, hạ huyết áp trên động vật thực nghiệm.
Trong y học cổ truyền, bạch điệp có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Tác dụng tán hàn, chỉ thống, phát hãn, khu phong, tiêu thũng, giải biểu hàn, trừ trùng, trừ giun đũa. Liều dùng 6-12g (khô) dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột trị đau bụng do lạnh, sôi bụng, đầy bụng, viêm đại tràng; đầy hơi, bí trung tiện, tiêu hóa kém hoặc cảm mạo phong hàn. Cũng theo các Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, để tăng tác dụng trị bệnh đường tiêu hóa, có thể gia các vị hoài sơn, ý dĩ với liều lượng bằng nhau.
Ở mỗi một loại màu ngải tiên có công dụng cũng như cách sử dụng khác nhau. Do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định sử dụng. Thông tin về các loại ngải tiên khác có ngay dưới đây:
Thông tin về ngải tiên vàng
Bên cạnh loại ngải tiên trắng, ở nước ta còn có loài ngải tiên vàng có tên khoa học là Hecdychium coronarium Koenig var. flavum (Rox.) K. Schum, họ gừng (Zingiberaceae). Ngải tiên vàng có hoa màu vàng, mọc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Thân rễ có màu hơi đỏ, được sử dụng làm thuốc trị ho do lạnh.
Công dụng chữa bệnh của ngải tiên đỏ
Ngải tiên đỏ (Hedychium coccineum Buch- Ham. Ex Sm.), họ gừng (Zingiberaceae). Hoa của ngải tiên đỏ có màu đỏ. Cây thường phân bố ở vùng núi có độ cao khoảng 500 - 600m như tỉnh Hòa Bình. Do thân rễ và quả của ngải tiên đỏ có chứa tinh dầu mang đến mùi thơm đặc trưng nên thường sử dụng để làm thuốc kích thích gây trung tiện khi bị đầy hơi, trướng khí hoặc đau bụng, ăn uống kém.
Tác dụng khu phong của ngải tiên lá bắc rộng
Ngải tiên lá bắc rộng có tên khoa học là Hedychium forrestii Diels var. latebracteatum K. Larsen., họ gừng (Zingiberaceae), thường xuất hiện ở vùng núi Sa Pa (Lào Cai). Bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ, có cách bào chế và liều dùng tương tự như bạch điệp.
Y sĩ YHCT tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết ngải tiên lá bắc rộng có vị cay, đắng, tính ấm. Tác dụng dụng khu phong, trừ thấp, liễm khí, tán hàn, chỉ hãn. Ngải tiên lá bắc rộng được sử dụng trị chứng tự ra mồ hôi do lạnh bụng, đau bụng, cơ thể yếu nhược, phân sống nát, tiêu hóa kém hoặc chân tay đau nhức do phong hàn.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y học cổ truyền Sài Gòn
Ngải tiên lông làm thuốc trị viêm khí quản, ho đờm
Ngải tiên lông có hoa màu trắng, phân bố chủ yếu ở một số tỉnh cao nguyên Trung Bộ (Lâm Đồng, Kon Tum). Trong đó thân rễ cây làm thuốc trị viêm khí quản, ho đờm.
Tác dụng làm thuốc điều trị bệnh đã được các nhà khoa học kiểm chứng. Tuy nhiên không có nghĩa bạn có thể tự ý sử dụng, nhất là khi chưa hiểu rõ về công dụng cũng như cách sử dụng của từng loại ngải tiên. Theo đó, bạn nên tìm đến các bệnh viện, bác sĩ y học cổ truyền có chuyên môn để có thể chẩn đoán cũng như đưa ra giải pháp điều trị đúng.