Y sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ phương pháp trị chứng ngạt mũi

Y sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ phương pháp trị chứng ngạt mũiPhương pháp xoa bóp bấm huyệt là một trong những giải pháp tối ưu mà các thầy thuốc Y học cổ truyền khuyên dùng đối với chứng ngạt mũi

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt là một trong những giải pháp tối ưu mà các thầy thuốc Y học cổ truyền khuyên dùng đối với chứng ngạt mũi

Y sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ phương pháp trị chứng ngạt mũi

Y sĩ YHCT Sài Gòn chia sẻ phương pháp trị chứng ngạt mũi

Bài viết này hãy cùng các Y sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị chứng ngạt mũi, tuy nhiên trước tiên ta cần biết rõ chứng ngạt mũi do đâu hình thành?

Trước hết, ngạt mũi do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh cúm, cảm lạnh, dị ứng thời tiết, viêm phế quản cấp và viêm phổi... Nhiều người do không hiểu rõ hơn về căn bệnh và lầm tưởng những giải pháp tạm thời mang lại tác dụng điều trị dứt điểm, tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc khi mới có hiện tượng tắc, ngạt mũi.

Phương pháp điều trị chứng ngạt mũi theo hướng dẫn của Y sĩ Y học cổ truyền

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết phương pháp xoa bóp bấm huyệt là một trong những biện pháp hữu hiệu để trị chứng ngạt mũi. Nếu đang gặp phải chứng ngạt mũi thì bạn có thể tham khảo phương pháp xoa bóp bấm huyệt theo hướng dẫn của Y sĩ Y học cổ truyền như sau:

Xoa bóp “huyệt hợp cốc”

Y sĩ Y học cổ truyền cho biết “Huyệt hợp cốc” nằm ở khe chính giữa điểm kết nối của ngón tay cái và ngón tay trỏ. Khi mở rộng 2 ngón tay cái và ngón trỏ bàn tay xòe rộng như miệng hổ còn được gọi là hổ khẩu. Cách xác định vị trí huyệt hợp cốc khá đơn giản, bạn chỉ cần giơ bàn tay lên, sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, phần lõm sâu sát với xương nối chính là huyệt hợp cốc.

Xoa bóp “huyệt hợp cốc” sẽ có tác dụng thông khiếu, tán phong nhiệt, thanh khí hỏa, chữa các bệnh cảm mạo, sốt cao, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi. Đây là huyệt dễ xác định cũng như bạn có thể thực hiện vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Cách bấm tốt nhất là dùng lực hơi mạnh, bấm giữ trong 2 giây rồi thả ra, lại tiếp tục bấm.

Xoa bóp bấm “huyệt nghinh hương”

“Huyệt nghinh hương” nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8cm). Người bệnh dùng ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt vị để có thể tạo được lực bấm mạnh. Day bấm ngày 1-2 lần trong khoảng 1-3 phút và làm cả 2 bên. Sau khi kết thúc, bạn có thể dùng miếng dán Salonpas kích thước 1 x 1cm hoặc thoa dầu vào hai huyệt này để làm nóng huyệt và hạn chế chảy nước mũi.

Theo các Y sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn việc xoa bóp bấm huyệt nghinh hương là một trong những giải pháp hữu hiệu điều trị ngạt mũi nhờ tác dụng thanh khí hỏa, thông khiếu, tán phong nhiệt, trị các bệnh các bệnh về mũi, mặt phù, mặt ngứa, liệt mặt (liệt dây thần kinh VII)...

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp “huyệt ấn đường”

Vị trí “Huyệt ấn đường” ở giao điểm đường thẳng nối thẳng hai đầu cung lông mày với đường chính trung. Ấn đường là huyệt vị các chứng đau đầu, làm thông lợi mũi và mắt, triệu chứng cảm cúm, dưỡng tâm, an thần,... Xoa bóp Huyệt ấn đường có công dụng trừ phong nhiệt và định thần chí. Dùng tay ngón tay cái day, ấn mạnh dần lên trong khoảng 3 phút và lặp lại sau vài giờ để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định, ngạt mũi không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng đôi khi lại khiến bạn cực kì khó chịu, tuy nhiên việc nắm rõ phương pháp xoa bóp bấm huyệt theo hướng dẫn ở trên có thể giúp bạn chữa ngạt mũi tại nhà hiệu quả


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop