Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến là bệnh ngoài da mạn tính hay tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân và là bài toán khó trong việc tìm ra giải phát điều trị dứt điểm
Y Sĩ YHCT Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc điều trị bệnh vảy nến
Hãy cùng các y sĩ YHCT tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu về bệnh vảy nến cũng như các bài thuốc cổ giúp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả.
Bệnh vảy nến là gì?
Đây là căn bệnh ngoài da rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Mặc dù bệnh không lây, không nguy hại đến tính mạng nhưng mang tính di truyền, thường kéo dài, tái phát, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Trong y học cổ truyền, bệnh vảy nến cìn được gọi là tùng bì tiễn. Thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến là đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều. Trong đó nền đỏ thưởng có vảy trắng, xám phủ lên trên, phải cạo hết lớp vảy này mới thấy rõ. Vảy nến là bệnh thường gặp vào mùa đông, ở da đầu và mặt ngoài của tay, chân; nặng thì phát ra toàn thân kèm theo sưng đau các khớp tay chân.
Các y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn cho hay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành bệnh, lâu ngày làm huyết táo, không dinh dưỡng được da sinh vảy nến. Để điều trị bệnh vảy nến, các thầy thuốc YHCT sẽ căn cứ theo từng thể bệnh, từ đó đưa ra các bài thuốc chữa trị phù hợp.
Bài thuốc YHCT trị bệnh vảy nến ở thể phong huyết nhiệt
Triệu chứng: Xuất hiện nhiều những nốt chấm đỏ, liên tục, lâu ngày to dần, màu hồng tươi, ngứa nhiều.
Phép chữa: Khu phong, thanh nhiệt, lương huyết. Dùng bài thuốc:
- Bài thuốc 1 (Hoè hoa thang gia giảm): Hoè hoa sống 40g, sinh địa 40g, thổ phục linh 40g, thạch cao 40g, tử thảo 12g, ké đầu ngựa 20g, địa phu tử 12g, thăng ma 12g, chích thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Bài thuốc 1: Hoa hoè 20g, sinh địa 20g, thạch cao 20g, thổ phục linh 16g, cam thảo đất 16g, ké dầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, cây cứt lợn 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc YHCT trị bệnh vảy nến ở thể phong huyết táo
Triệu chứng: bệnh thường kéo dài, xuất hiện các triệu chứng: những nốt mới ít xuất hiện, những nốt cũ màu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô.
Phép chữa: Khu phong, dưỡng huyết, nhuận táo. Dùng bài thuốc:
- Bài thuốc 1: Huyền sâm, kim ngân hoa, sinh địa, ké đầu ngựa, vừng đen, hà thủ ô, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Bài thuốc 2: Thổ phục linh 40g, hà thủ ô 20g, đương quy 20g, khương hoạt 16g, sinh địa 16g, ké đầu ngựa 16g, huyền sâm 12g, oai linh tiên 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bài thuốc tắm bao gồm: Phác tiêu, dã cúc hoa, hoả tiêu, khô phàn, mỗi thứ 15g. Nấu nước tắm rửa, ngày 1 lần. Hay day bấm các huyệt trong y học cổ truyền như: nội quan, túc tam lý, phi dương, khúc trì, thần môn, tam âm giao.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn
Trong các tài liệu giảng dạy của giàng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn cũng đưa ra bài thuốc theo kinh nghiệm của Hải Thượng Lãn Ông như sau: Ngải cứu khô 2 nắm tay, tẩm ít bột mỳ, nấu nước uống hằng ngày. Phèn chua, vỏ lựu, tán nhỏ hoà dấm mà bôi.
Ngoài ra còn có các bài thuốc của các danh y nổi tiếng trong lĩnh vực YHCT mà bạn có thể tìm hiểu tại các cuốn sách cổ trong các thư viên trường y dược. Tuy nhiên dù áp dụng bài thuốc nào người bị bệnh vảy nên cũng cần chú ý ăn uống thanh đạm, ít mỡ, nhiều rau quả, vitamin. Tránh sử dụng các chất kích thíc như bia, rượu, thịt trâu, thịt chó, các thức ăn khó tiêu. Tránh thức đêm, căng thẳng thần kinh. Đồng thời thực hiện cho mình nếp sống lành mạnh, tâm hồn thanh thản.