Y sĩ YHCT Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc Đông Y giúp ổn định huyết áp

Y sĩ YHCT Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc Đông Y giúp ổn định huyết ápĐiều trị huyết áp không phải là điều đơn giản và một sớm một chiều. Do đó người bệnh cần tuân theo chỉ dịnh theo dõi và điều trị từ những thầy thuốc YHCT có kinh nghiệm.

Điều trị huyết áp không phải là điều đơn giản và một sớm một chiều. Do đó người bệnh cần tuân theo chỉ dịnh theo dõi và điều trị từ những thầy thuốc YHCT có kinh nghiệm.

Y sĩ YHCT Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc Đông Y giúp ổn định huyết áp

Y sĩ YHCT Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc Đông Y giúp ổn định huyết áp

Việc tìm kiếm các tài liệu của Y học cổ truyền (YHCT) nói về bệnh tăng huyết áp trong y học hiện đại không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ tăng huyết áp trong y học hiện đại không có từ đồng nghĩa trong bệnh học YHCT. Người bệnh có thể nhận biết bệnh tăng huyết áp thông qua các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt; YHCT xếp vào chứng huyễn vựng; đau đầu gọi là chứng đầu thống. Đau ngực gọi là tâm thống, khó thở gọi là tâm trướng. Đánh trống ngực, hồi hộp gọi là chứng tâm quý, chính xung. Hôn mê, liệt nửa người gọi là chứng trúng phong.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp theo YHCT

Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh cho biết nguyên nhân tăng huyết áp có thể do:

  • Bệnh lâu ngày, thể chất suy yếu, thận dương, thận âm suy (thận dương suy chân dương nhiễu loạn lên trên, thận âm suy hư hỏa bốc lên).
  • Do thất tình như giận, lo sợ gây tổn thương 2 tạng can, thận âm.
  • Do đàm thấp ủng trệ gây tắc các khiếu. Đàm thấp có thể do ăn uống không đúng cách gây tổn hại tỳ vị hoặc do thận dương suy không khí hóa được nước làm sinh đàm.

Bài thuốc y học cổ truyển giúp ổn định huyết áp

Tùy theo từng thể bệnh mà người bệnh sẽ được các thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn áp dụng các bài thuốc trị tương ứng. Cụ thể như:

Thể thận âm hư

- Biểu hiện: Chỉ số huyết áp cao, tình trạng mệt mỏi, uể oải thường xuyên, lưng đau nhức âm ỉ, cảm giác nóng trong người, bứt rứt, thỉnh thoảng có cơn nóng phừng mặt, ngũ tâm phiền nhiệt, hoa mắt chóng mặt, ù tai đầu nặng hoặc đau âm ỉ, ngủ kém có thể táo bón. Mạch trầm, huyền, sác, vô lực.

- Phép trị: Tư âm ghìm dương hoặc tư âm, bổ thận.

- Bài thuốc: Thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g, phục linh 12g, trạch tả 12g, đan bì 12g, đương quy 12g, bạch thược 8g. Bài thuốc phù hợp với những người tăng huyết áp có kèm triệu chứng đau ngực, đau vùng tim.

Thể can dương xung (thể âm hư dương xung)

- Biểu hiện: chỉ số huyết áp cao thường hay dao động, thường đau đầu với tính chất như mạch đập hoặc căng, đau ở đỉnh đàu hoặc một bên đầu, hồi hộp đánh trống ngực, người bứt rứ, thường kèm theo cơn nóng phừng mắt.

- Phép trị: Giáng nghịch, bình can, bình can tức phong (nếu là cơn tăng huyết áp).

- Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma 8g, chi tử 8g, hoàng cầm 8g, câu đằng 12g, ngưu tất 12g, ích mẫu 12g, tang ký sinh 12g, hà thủ ô 12g, bạch linh 12g, thạch quyết minh 20g,.

Ngoài ra, YHCT cũng chia sẻ một bài thuốc khác như Linh dương câu đằng thang: linh dương giác 4g, cam thảo 4g bối mẫu 8g, tang diệp 8g, câu đằng12g, sinh địa 20g, bạch thược 12g, phục thần 12g, cúc hoa 12g, trúc nhự 20g.

Thể đờm thấp

- Biểu hiện: Người béo, thừa cân, tê nặng chi dưới, lưỡi dày to, bên cạnh đó còn thường kèm tăng cholesterol máu, mạch hoạt.

- Phép trị: Hóa đàm trừ thấp.

- Bài thuốc: Thục địa 20g, mã đề 20g, rễ nhàu 20g, hoa hòe 10g, trạch tả 10g, ngưu tất 10g, táo nhân 10g.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn

Bài thuốc bổ can thận

Nguyên liệu: Hà thủ ô 10g, sài hồ 10g, thảo quyết minh 10g, đương quy 12g, trạch tả 12g, thục địa 15g, hoài sơn 15g.

Bên cạnh đó còn có những bài thuốc trị tăng huyết áp, giúp ổn định huyết áp trong Y học cổ truyền. Theo Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để có thể điều trị, người bệnh cần áp dụng đúng bài thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, cũng như kịp thời báo lại bác sĩ khi gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình điều trị.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop