Theo YHCT, củ nâu vị ngọt, tính hàn, không có độc. Không chỉ có tác dụng trong vai trò nhuộm vải mà đây còn là vị thuốc hay trị rất nhiều bệnh trong các bài thuốc cổ.
Củ nâu thường dùng để điều trị tiêu chảy, đi lỵ
Củ nâu trong khoa học hiện đại
Củ nâu còn được gọi là khoai leng hay vũ dư lương. Tên khoa học Dioscorea cirrhosa Lour, thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae. Y sĩ y học cổ truyền cho hay, đây là loại cây rất dễ nhận biết với dây leo thân sẵn, ở gốc có nhiều gai. Lá mọc cách ở gốc và mọc đối ở ngọn. Hoa mọc thành bông. Củ ở trên mặt đất có màu xám nâu, vỏ sần sùi, thịt đỏ hơi trắng.
Mặc dù tên khoa học chỉ xác định một tên nhưng trong thực tế, củ nâu có nhiều loại như:
- Củ nâu dọc đỏ; củ xám vàng nhạt có vỏ không sần sùi, nhựa màu đỏ nhạt. Đây là loại củ thường được dùng để nhuộm vải cho màu bóng.
- Củ nâu dọc trai hay củ nâu dọc dưa: Vỏ thường bị nứt, màu nâu xám nhạt, nhựa đỏ hơn loại trên.
- Củ nâu trắng hay củ nâu tẻ: Vỏ củ có rãnh, màu nâu đỏ nhạt, nhựa màu vàng nhạt hơi hồng. Củ nâu này thường dùng để nhuộm những nước đầu tiên, sau đó với nhuộm những loại củ nâu đỏ trên vì cho rằng loại củ nâu này làm cho vải thêm dày và bền.
Củ nâu phân bố, thu hái và chế biến như thế nào?
Đối với một thầy thuốc y học cổ truyền thì việc hiểu rõ đặc tính, phân bố, thu hái và chế biến các vị thuốc là điều cần thiết, trong đó củ nâu cũng không ngoại lệ. Được biết, củ nâu mọc hoang tại hầu hết khắp các vùng rừng núi ở nước ta, nhưng nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An… và được khai thác ở Lào. Bên cạnh đó cũng không ít vùng còn trồng thử những củ con và cho cây mọc leo những cây khác hay dùng cọc cho leo.
Củ nâu ở nước ta được dùng phổ biến để nhuộm vải. Bên cạnh đó là xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi năm từ 5.000 - 8.000 tấn. Tuy nhiên những năm gần đây do bị thuốc nhuộm tổng hợp cạnh tranh nên củ nâu ít được sử dụng để nhuộm vải, nhưng vẫn còn được sử dụng để nhuộm lưới.
Đào tạo Đông y Sài Gòn học ngoài giờ hành chính
Công dụng làm thuốc trị bệnh từ củ nâu trong YHCT
Bên cạnh công dụng làm lương thực, thuốc nhuộm thù củ nâu còn được dùng làm thuốc. Theo giảng viên Trung cấp y học cổ truyền, củ nâu vị ngọt, tính hàn, không có độc. Tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, chữa đau bụng dưới, hòn khối trong bụng, dùng chữa ho, chữa xích bạch đới, băng huyết. Tuy nhiên cần nhớ rằng: Nếu không phải hư chứng mà có thực tà chớ dùng.
Hiện nay củ nâu thường dùng để điều trị tiêu chảy, đi lỵ. Thuốc được uống dưới dạng bột hay thuốc sắc với liều 10 - 16g một ngày.
Tuy nhiên phần lớn công dụng của củ nâu được người dân cùng để nhuộm vải. Củ nâu sau khi cạo sạch vỏ, mài nhỏ hay giã nát với nước. Lượng nước đổ vào gấp 5 hay 6 lần lượng củ nâu. Sau đó gạn lấy phần nước trong. Tiếp đến nhúng vải vào nước trong khoảng 5 - 6 giờ sau đó lấy ra phơi nắng cho khô. Làm như vậy nhiều lần. Cuối cùng nếu muốn cho bóng thì nhúng vào nước củ nâu đun sôi.
Như vậy củ nâu rất đa năng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể sử dụng củ nâu một cách hợp lý. Để biết nhiều hơn thông tin về củ nâu, bạn có thể đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyển, các giảng viên tại đây sẽ giới thiệu cũng như phân tích công dụng và cách sử dụng của từng dược liệu để bạn có thể sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả.