Khi bị đau dạ dày người bệnh phải sử dụng quá nhiều thuốc tây tuy nhiên vẫn khôn đem lại hiệu quả rõ rệt, do đó những bài thuốc trong y học cổ truyền lại được ưa chuộng.
Một số vị thuốc trong y học cổ truyền chữa dạ dày hiệu quả
Do tính chất công việc, thói quen hằng ngày và cả chế độ ăn uống không hợp lý của con người đã làm cho dạ dày của mình bị đau thậm chí là viêm loét. Cho nên, hãy chọn một phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả mà chi phí không hề tốn kém bệnh nhận có thể tham khảo một số bài thuốc sau từ các y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ:
Một số vị thuốc điều trị bệnh đau dạ dày an toàn và dễ kiếm
Nghệ điều trị đau dạ dày
Không chỉ là một loại thực phẩm trong những món ăn hàng ngày mà nghệ còn được coi là một loại dược liệu quý trong điều bệnh đau dạ dày. Tinh dầu nghệ hay nghệ kèm với mật ong, do trong nghệ chứa hoạt chất Curcumin kèm theo đó là khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, làm lành các vết loét, tránh các kích ứng ở dạ dày rất hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu nghệ còn chữa các bệnh ngoài da như : vẩy nến, ban đỏ hệ thống, các vết mụn và các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như: suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ, đẩy lùi bệnh parkinson, trầm cảm, những cơ đau đầu…
Bên cạnh đó các vấn đề đây bụng, khó tiêu cũng được cải thiện đáng kể. Với phương pháp này mọi người nên sử dụng thường xuyên để có thể cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
Lá mơ lông điều trị đau dạ dày
Lá mơ lông vừa là một loại cây phổ biến có thể vừa làm gia vị cho nhiều món ăn vừa có tác dụng làm bài thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau rất tốt đặ biệt là điều trị bệnh đau dạ dày. Lá mơ lông còn gọi là mơ tam thể, tên khoa học là Peaderia scandens , là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào nhiều nơi ở Việt Nam. Lá cây mọc đối, hình trứng hay mác dài, mặt sau của lá có màu tím nhạt, lá có nhiều lông nhỏ lao phủ.
Trong y học cổ truyền lá mơ lông có vị chua đắng nhẹ, tính bình và có mùi thơm đặc trưng. Bệnh nhân có thể sử dụng lá mơ lông tùy theo mức độ với các triệu chứng mà áp dụng:
Mỗi ngày lấy khoảng 20g đến 30g lá mơ lông rửa sạch rồi giã nhuyễn lấy nước cốt uống một lần trong ngày, người bện nên kiên trì sử dụng để cải thiện bệnh nhanh nhất.
Dùng hạt bưởi chữa đau dạ dày
Hạt bưởi tưởng chừng như bỏ di nhưng nó lại có công dụng bất ngờ cho việc điều trị bệnh đau dạ dày. Với bài thuốc này bệnh nhân cần dùng khoảng 100g hạt bưởi, sau thời gian là 2-3 tiếng lọc lây phần nước nhầy rồi dùng sau mỗi bữa ăn 2 tiếng. Bệnh nhân nên thực hiện đều đặn sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm nhanh chóng từ bài thuốc này.
Điều trị bệnh đau dạ dày bằng cam thảo
Với vị thuốc này sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được lượng axit tiết ra bên trong dạ dày. Do đó, sẽ làm lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Trước bữa cơm nên hãm cao thảo với nước trà hoặc ăn liền một miếng cam thảo để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Tuyển sinh đào tạo Y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn 2019
Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ những giảng viên giảng dạy Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ cho bệnh nhân đau dạ dày:
Nên ăn uống chậm rãi:
Khi ăn quá nhanh thức ăn chưa kịp nghiền kĩ sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu. Vì vậy, ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn được trộn nhiều nước bọt hơn, hạn chế việc tác động của dạ dày. Việc này tuy đơn giản nhưng cũng giúp phần bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị gây hại và giúp cho dạ dày không phải làm việc quá mức
Bệnh nhân có chế độ sinh hoạt cụ thể:
Cần có một chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp dạ dày điều tiết dịch vị một cách hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên sử dụng những thực phẩm lành mạnh, hạn chế uống rượu bia, cà phê, ăn nhiều gia vị chua cay hay các món ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó bệnh nhân nên tăng cường sử dụng rau quả nhất là những loại giàu vitamin C. Hy vọng với những bài thuốc dân gian này sẽ giúp bệnh đau dạ dày được điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc
Điều trị bằng các phương pháp dân gian có ưu điểm là an toàn, các thành phần bài thuốc quen thuộc, dễ kiếm. Các loại thuốc dân gian cũng ít gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy vậy, hạn chế của các thuốc dân gian là thời gian điều trị bệnh kéo dài. Mức độ hiệu quả của quá trình điều trị phụ thuộc nhiều vào cơ địa bệnh nhân.
Bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị từ thiên nhiên cần có sự kiên trì điều trị. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường hiệu quả điều trị.