Ngoài phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu bằng Tây y thì bệnh nhân có thể áp dụng một số món ăn bài thuốc trong YHCT hỗ trợ điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu.
Một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu xuất hiện là do đâu?
Sỏi tiết niệu là chứng sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm. Bệnh nhân mắc sỏi đường tiết niệu thường có biểu hiện Đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó...
Nguyên nhân gây sỏi đường tiết niệu được bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra là do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch. Sa và thạch làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu gây tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, huyết ứ trệ gây chảy máu.
Để điều trị sỏi đường tiết niệu tùy theo thể bệnh trên lâm sàng và theo nguyên tắc cấp tính trị tiêu, mạn tính hòa hoãn trị bản. Thời gian chữa trị kéo dài có thể làm sỏi nhỏ lại tự tiêu hoặc tiểu tiện bài tiết ra ngoài. Có thể làm thay đổi cơ địa giúp sỏi không tái phát (sau khi bài tiết ra hay sau khi phẫu thuật lấy sỏi).
Một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu
Để điều trị sỏi đường tiết niệu bệnh nhân có thể áp dụng một số món ăn bài thuốc y học cổ truyền mà các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền tổng hợp được dưới đây:
Canh tôm nha đam: Một nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ bên ngoài và cắt thành những miếng nhỏ, tôm 70g bóc vỏ, ướp gia vị vừa ăn trong 10 phút. Bắc nồi lên bếp cùng với một ít dầu, phi hành cho thơm. Cho tôm vào xào. Thêm khoảng 750ml nước và nấu cho tôm chín, cho nha đam vào. Đun thêm khoảng 5 - 7 phút nữa cho nha đam chín. Tắt bếp, cho thêm hành, mùi, ăn nóng. 10 ngày là một liệu trình.
Điều trị sỏi đường tiết niệu với y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn
Canh rau ngổ nấu thịt: Thịt nạc 100g ướp với gia vị vừa ăn. Bắc nồi lên bếp cùng với một ít dầu, cho hành vào, phi thơm. Cho thịt vào xào sơ qua. Thêm nước hầm xương vào nồi, đun sôi. Khi thịt chín thì tắt bếp. Thêm chút muối và 50g rau ngổ vào. Rau ngổ có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tăng lưu lượng lọc ở cầu thận nên có tác dụng tốt trong những trường hợp sỏi thận.
Canh gà lá giang: Thịt gà 200g chặt thành khúc ướp gia vị vừa ăn. Bắc nồi lên bếp và dùng ít dầu để xào thịt gà sơ qua. Tiếp theo chế vào nồi khoảng 750ml nước nấu cho tới khi thịt gà chín. Thêm vào nồi canh 150g lá giang. Khoảng 5 phút sau là được. Thêm hành, mùi, ăn nóng. Món này có thể ăn hàng ngày. Theo nghiên cứu lâm sàng, lá giang có tác dụng điều trị sỏi thận với tỉ lệ thành công rất tốt.
Canh gan lợn mã đề: Gan lợn 200g cắt thành miếng nhỏ, ướp gia vị trong 10 phút, mã đề 30g. Bắc chảo lên bếp. Phi hành cho thơm rồi cho gan vào xào sơ qua. Thêm nước, nấu cho gan chín, cho mã đề vào đun thêm 5 phút là được. Thêm hành, mùi, ăn nóng. Với những người mắc bệnh tăng huyết áp... hạn Canh thuốc hỗ trợ điều trị sỏi đường tiết niệu
Theo y học cổ truyền, mã đề vị ngọt, tính lạnh, quy kinh thận và bàng quang. Mã đề dùng trị các chứng như: Tả lỵ, viêm đường hô hấp, tiểu ra máu, nhiệt bên trong cơ thể, mụn nhọt…Theo nghiên cứu khoa học hiện đại thì mã đề có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ acid uric, tốt cho người mắc bệnh sỏi đường tiết niệu.