Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh á sừng ở trẻ em

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh á sừng ở trẻ emBệnh á sừng ở trẻ em dẫn tới tình trạng da tay và da chân của bé bị khô, nứt nẻ, bong chóc. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh thường tiến triển nặng hoặc trở thành mãn tính, gây tổn thương da bé

Bệnh á sừng ở trẻ em dẫn tới tình trạng da tay và da chân của bé bị khô, nứt nẻ, bong chóc. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh thường tiến triển nặng hoặc trở thành mãn tính, gây tổn thương da bé

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh á sừng ở trẻ em

Bệnh á sừng ở trẻ em

Dưới đây là thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và gợi ý giải pháp điều trị bệnh á sừng ở trẻ em từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH Á SỪNG Ở TRẺ EM

Nguyên nhân gây bệnh

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh á sừng thường ảnh hưởng đến trẻ từ 3 đến 14 tuổi. Một số trường hợp bé 2 tuổi bị nứt gót chân do á sừng. Bệnh có xu hướng phổ biến ở bé trai nhiều hơn bé gái. Các nguyên nhân phổ biến có thể gây á sừng ở trẻ em bao gồm:

  • Việc chuyển động ma sát lặp đi lặp lại đặc biệt là ở bàn chân khi di chuyển bên trong giày.
  • Đi giày kín thường xuyên. Điều này có thể làm da không được thoáng khí, dễ sinh nấm mốc và gây bệnh.
  • Đi chân trần trên thảm len hoặc thảm làm bằng chất liệu polyester. Điều này có dẫn đến việc tích tĩnh điện và làm khô da ở chân.
  • Sử dụng giày, bao tay, quần áo bằng chất liệu tổng hợp ví dụ như nylon hoặc nhựa vinyl.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều sau đó lại làm khô nhanh bằng việc ngồi trước máy quạt, điều hòa, máy sấy.
  • Di truyền sự nhạy cảm của da từ cha mẹ.
  • Thay đổi khí hậu, thời tiết dễ gây nên bệnh á sừng.
  • Các yếu tố kích ứng da như xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh có thể ăn mòn da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng.
  • Vệ sinh kém và không đúng cách dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào da gây nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Á sừng ở trẻ là thuật ngữ chỉ tình trạng da tay, chân của các bé có biểu hiện bị khô da, biểu bì da bị nứt nẻ, bong tróc. Tình trạng này gây ra những thương tổn ngoài da khiến trẻ đau đớn, khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp lúc, á sừng ở trẻ em có thể dẫn đến nhiễm trùng da, bội nhiễm. Những tổn thương do bội nhiễm thường khó khắc phục, để lại sẹo xấu và tăng nguy cơ nhiễm trùng máu nguy hiểm. Do đó, khi trẻ có biểu hiện bong tróc da, nứt nẻ ở tay, chân, cha mẹ nên tìm cách chữa á sừng khỏi hẳn và dứt điểm để tránh những biến chứng.

Trẻ bị á sừng thường có làn da căng bóng, đỏ và khô đặc biệt là ở những nơi chịu áp lực của cơ thể như lòng bàn chân, gót chân. Ngoài ra, á sừng ở trẻ em còn có các biểu hiện như sau:

  • Da khô và bong tróc.
  • Bé bị nứt đầu ngón chân cái, ngón chân khác, các ngón tay, nứt gót chân gây đau và khó chịu.
  • Các vết nứt ở da ngày càng nghiêm trọng gây đau đớn, đóng vảy hoặc có thể rò rỉ máu và dịch.
  • Xuất hiện một số mụn nước gây ngứa. Sau một thời gian da có thể bị khô và bong tróc ra khiến da xù xì, sần sùi.
  • Vào mùa đông, da dễ bị căng và nứt toác, chảy máu khiến bé đau đớn.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh á sừng ở trẻ em

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Kỹ thuật viên chăm sóc da

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH Á SỪNG Ở TRẺ EM

Việc điều trị á sừng ở trẻ em thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn ở người lớn. Đôi khi cần nhiều tuần hoặc vài tháng để chữa lành các triệu chứng á sừng ở trẻ em. Việc điều trị thường nhằm mục đích tăng cường độ ẩm và ngăn chặn bệnh tái phát. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

Chữa á sừng cho trẻ tại nhà giảm khô và bong tróc da

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, để giảm nhẹ các triệu chứng khô da, nứt nẻ, bong tróc, ngứa ngáy cho các bé, rất nhiều cha mẹ thường lựa chọn 1 số cách chữa trị tại nhà như:

  • Chữa á sừng ở trẻ em bằng mật ong: Lấy 1 thìa mật ong, vệ sinh vùng da bị á sừng của bé và thoa 1 lớp mỏng mật ong trước khi ngủ để giữ ẩm và kháng viêm. Đến sáng thì vệ sinh da bằng nước ấm.
  • Lá lốt chữa bệnh tróc da ở trẻ em: Dùng 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch nhiều lần, vò nát và đun sôi với nước. Chờ đến khi nước ấm thì ngâm da tay, chân bị nứt nẻ, bong tróc do á sừng cho trẻ.
  • Lá trà xanh giảm triệu chứng á sừng: Lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch và nấu sôi kỹ với nước. Cho thêm chút muối và dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị á sừng cho bé khi nước còn ấm.

Nói về hiệu quả của giải pháp tại nhà, bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên cho hay, cách chữa á sừng ở trẻ em tại nhà có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng ngứa, bong tróc ngoài da. Tuy nhiên, da của các bé rất nhạy cảm mà lượng tinh dầu và hoạt chất trong lá tắm chưa được tách chiết lại quá lớn dễ khiến tổn thương nặng hơn.

Rất nhiều trường hợp bé bị bội nhiễm da do cha mẹ áp dụng chữa trị sai cách. Điển hình là trường hợp bé 2 tuổi bị á sừng (Hà Nội) dẫn đến bội nhiễm lan rộng khắp các đầu ngón tay, bàn tay do cha mẹ sử dụng mẹo dân gian sai cách. Do đó, trước khi áp dụng cách chữa nào phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thận trọng khi dùng thuốc chữa á sừng ở trẻ em

Dưỡng ẩm là điều cực kỳ quan trọng khi điều trị các bệnh ngoài da. Sử dụng sản phẩm kem hoặc thuốc mỡ bôi da dành riêng cho trẻ em khi dưỡng ẩm cho bé. Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ kê đơn để đạt hiệu quả tối đa. Các loại kem dưỡng điều trị á sừng phổ biến bao gồm:

  • Sản phẩm có chứa Ure hoặc Petrolatum thường được áp dụng ngay sau khi tắm và trước khi đi ngủ.
  • Kem có chứa chứa Dimethicone có thể thoa thường xuyên và nên được áp dụng sau mỗi 4 giờ.

Trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé, phụ huynh nên thử độ dị ứng trên một diện tích da nhỏ. Để yên trong 24 giờ để xem các phản ứng của da, đặc biệt là đối với trẻ có làn da dị ứng hoặc tiền sử viêm da cơ địa. Tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi tiến hành sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé.

Trong trường hợp các dấu hiệu bệnh á sừng nghiêm trọng phụ huynh có thể chọn các loại thuốc mỡ thoa ngoài da theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa. Các loại thuốc mỡ phổ biến bao gồm:

  • Tacrolimus
  • Steroid tại chỗ
  • Hydrocortison 1%
  • Desonide
  • Clobetasone butyrate

Sử dụng các loại thuốc thoa trị á sừng mỗi ngày 1 hoặc 2 lần liên tục trong 4 tuần. Không sử dụng thuốc lâu hơn thời gian khuyến cáo bởi vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như hại da, hại gan, thận, nhờn thuốc, kháng thuốc… Nếu bệnh á sừng ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn, hãy ngưng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop